U vàng trên da là bệnh gì?

U vàng trên da là căn bệnh có nhiều thể lâm sàng khác nhau. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để đảm bảo hiệu quả trị liệu cao nhất và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. U vàng trên da là gì?

U vàng là tình trạng lắng đọng lipid khu trú ở da, biểu hiện dưới dạng mảng, sẩn hoặc cục u nhỏ trên da. Bệnh u vàng ở trẻ em và người lớn có thể vô căn hoặc là dấu hiệu của tình trạng rối loạn lipid máu nguyên phát (có tính di truyền) hoặc tăng lipid máu thứ phát (do bệnh huyết học, bệnh toàn thân hoặc thuốc).

Các thể lâm sàng của bệnh u vàng trên da gồm:

  • U vàng thể phát ban;
  • U vàng thể phẳng (bao gồm u vàng mi mắt);
  • U vàng thể củ;
  • U vàng ở gân;
  • U vàng thể sùi.

U vàng ở da thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành, nam nữ có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau. Bệnh u vàng liên quan tới hội chứng tăng cholesterol máu gia đình thường sẽ khởi phát trước năm 10 tuổi.

2. Nguyên nhân gây bệnh u vàng trên da

Mỡ không tan trong nước nên chúng được vận chuyển trong máu dưới dạng lipoprotein. Các loại lipoprotein bao gồm: Chylomicrons, lipoprotein trọng lượng rất thấp (VLDL), lipoprotein trọng lượng thấp (LDL) và lipoprotein trọng lượng cao (HDL). Các lipoprotein gây nên các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, trong đó có bệnh u vàng.

Cụ thể, sự biến đổi của các lipoprotein có thể là do khiếm khuyết di truyền (như bệnh tăng mỡ máu tiên phát) hoặc xảy ra thứ phát sau các bệnh tiểu đường, hội chứng thận hư, suy giáp, nghiện rượu,... Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến tăng lipid máu (thường là tăng triglyceride máu) như tamoxifen, prednison, estrogen, retinoids uống, olanzapine, cyclosporine, nilotinib và thuốc ức chế protease,...

U vàng thể củ, thể phát ban và thể gân thường liên quan tới tình trạng rối loạn lipid máu di truyền hoặc mắc phải. Khi nồng độ lipoprotein trong huyết thanh tăng lên nhiều thì sẽ làm tăng vận chuyển lipoprotein qua các mao mạch trung bì, các đại thực bào ăn lipid tạo thành các tế bào lipid.

U vàng thể phẳng và thể sùi thường không liên quan tới rối loạn lipid máu. Các chuyên gia cho rằng các dạng u này có thể do sự rối loạn chuyển hóa tại chỗ. Tình trạng này thường bắt nguồn từ các phản ứng viêm và tăng tính thấm thành mạch.

3. Triệu chứng u vàng trên da

Tổn thương của bệnh u vàng ở da là các ban đỏ, sẩn, mảng hoặc khối u màu vàng do sự lắng đọng lipid trong da. Trên da xuất hiện đốm vàng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này. Ngoài ra, mỗi thể u vàng ở da lại có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

3.1 U vàng thể củ

Biểu hiện là các sẩn hoặc nốt sần màu vàng, ban đỏ phân bố ở các khớp hoặc mặt duỗi của tứ chi, đặc biệt là ở khuỷu tay và đầu gối. Các nốt sần đơn độc hoặc tập trung thành từng đám có kích thước lên tới 3cm.

Bệnh u vàng thể củ thường liên quan tới tình trạng tăng cholesterol máu như hội chứng tăng cholesterol máu gia đình (tăng nồng độ LDL).

3.2 U vàng thể phát ban

Triệu chứng là tổn thương dát đỏ đến sẩn vàng, kích thước từ 1 - 5mm, khởi phát đột ngột. Các nốt dát sẩn này thường gặp ở mặt duỗi của chi và mông. U vàng cũng có thể xuất hiện ở các vị trí chấn thương da.

U vàng thể phát ban thường liên quan tới tình trạng tăng triglyceride máu. Đôi khi đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường, viêm tụy do tăng triglyceride máu.

3.3 U vàng thể phẳng

Biểu hiện của dạng u vàng trên da này là các dát, mảng màu vàng, sờ mềm, thường phân bố ở quanh mí mắt, cổ, thân, vai và nách.

Bệnh u vàng thể phẳng có thể có/không liên quan tới tình trạng tăng lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát. U vàng ở đường chỉ vân tay, nếp gấp lòng bàn tay,... thường liên quan tới hội chứng familial dysbetalipoproteinemia. Ngoài ra, u vàng thể phẳng cũng có thể liên quan tới tình trạng tăng cholesterol máu do ứ mật ở những bệnh nhân bị viêm đường mật tiên phát hoặc do hội chứng Alagille.

Hội chứng u vàng thể phẳng khuếch tán có lipid máu bình thường là 1 dạng hiếm gặp của u vàng thể phẳng. Nó đặc trưng bởi sự bùng phát đối xứng của các khối u vàng phẳng ở vùng mặt, cổ và thân trên nhưng người bệnh không bị tăng lipid máu. Các khối u vàng này thường gặp ở người bệnh bị rối loạn huyết học như mắc bệnh đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, rối loạn tế bào lympho, hội chứng myelodysplastic,...

3.4 U vàng thể gân

Dạng u vàng này có biểu hiện là các nốt sần mịn, chắc, di động, có màu da, xuất hiện trên gân hoặc dây chằng, phổ biến là ở gân Achilles. U vàng gắn vào gân, di chuyển khi gân di động.

U vàng thể gân thường liên quan tới hội chứng tăng cholesterol máu di truyền do nồng độ LDL tăng cao, do đột biến thụ thể LDL hoặc do khiếm khuyết trong LDL apoprotein, apolipoprotein B-100.

3.5 U vàng thể sùi

Biểu hiện của thể u vàng trên da này là các sẩn đơn độc, phẳng hoặc sùi, phát triển trong khoang miệng hoặc trên da cơ quan sinh dục ngoài.

Bệnh u vàng thể sùi có thể phát triển độc lập hoặc liên quan tới các nguyên nhân như: Hội chứng CHILD, ly thượng bì bọng nước, phù bạch huyết mãn tính, lichen phẳng ở miệng,...

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh u vàng trên da

Khám lâm sàng:

  • Xác định tiền sử bệnh nhân có thể liên quan tới yếu tố nguy cơ xuất hiện u vàng. Cụ thể:
    • Có bệnh nền: Bệnh tuyến giáp, tiểu đường, bệnh về huyết học, hội chứng thận hư;
    • Sử dụng các loại thuốc có thể gây tăng lipid máu: Tamoxifen, prednison, estrogen, retinoids uống, olanzapine, cyclosporine, nilotinib và thuốc ức chế protease;
    • Tiền sử gia đình có rối loạn lipid nguyên phát, mắc các bệnh liên quan đến tăng lipid máu;
  • Khám lâm sàng đánh giá hình thái, vị trí u vàng:
    • U vàng thể phát ban: Có nhiều sẩn nhỏ, màu vàng hoặc vàng đỏ trên tứ chi hoặc mông;
    • U vàng thể củ: Có các nốt, sẩn màu vàng cam hoặc hồng ban trên các khớp hoặc các chi;
    • U vàng thể gân: Có các nốt màu da, di động trên dây chằng hoặc gân;
    • U vàng thể phẳng: Có mảng vàng, mỏng trên mí mắt, thân, cổ, vai hoặc nách;
    • U vàng thể sùi: Có các sẩn sùi trong khoang miệng hoặc trên da ở cơ quan sinh dục ngoài.

Xét nghiệm:

  • Sinh thiết để khẳng định chẩn đoán;
  • Xét nghiệm đánh giá rối loạn lipid máu, phát hiện các bệnh ền có thể gây tăng lipid máu (bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh gan);
  • Người bệnh u vàng thể phẳng có lipid máu bình thường nên được đánh giá về huyết học liên quan. Cần xét nghiệm công thức máu sàng lọc ban đầu cho người bệnh.

5. Phương pháp điều trị u vàng trên da

Mục đích điều trị bệnh u vàng trên da là: Loại bỏ tổn thương và cải thiện vấn đề thẩm mỹ tại chỗ. Đồng thời, việc điều trị cũng nhằm điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa lipid để giảm nguy cơ tái phát, hạn chế các biến chứng do tăng lipid máu gây nên (giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa viêm tụy).

Hướng điều trị như sau:

5.1 Với u vàng có rối loạn lipid máu

Phương pháp điều trị là sử dụng các thuốc trị rối loạn lipid máu để loại bỏ u vàng trong các thể phẳng, thể gân và thể củ gây ra bởi tình trạng tăng lipid máu. U vàng thể phát ban thường sẽ biến mất trong vòng vài tuần khi lipid máu giảm. U vàng thể củ và thể gân chậm thoái triển hơn trong quá trình điều trị tình trạng rối loạn lipid máu.

Người mắc bệnh u vàng liên quan tới mỡ máu cần được theo dõi lâm sàng các bệnh lý liên quan tới tình trạng tăng lipid máu và các nguyên nhân cơ bản gây tăng lipid máu.

Ngoài ra, người bệnh còn được điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc;
  • Giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn. Chất béo bão hòa có trong thịt, bơ, dầu dừa, dầu cọ, chế phẩm từ sữa;
  • Giảm lượng đường trong bánh quy, kẹo ngọt, đồ uống có ga và bánh ngọt;
  • Nếu bệnh nhân bị béo phì, thừa cân thì cần giảm cân bằng cách giảm lượng calo nạp vào cơ thể và tăng cường tập thể dục.

5.2 Với u vàng không có rối loạn lipid máu

Việc điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp phá hủy nhưng không ngăn ngừa tái phát tổn thương u vàng. Cụ thể:

  • Phẫu thuật cắt bỏ có kết quả thẩm mỹ khá tốt;
  • Các phương pháp điều trị hiệu quả khác gồm: Laser CO2, áp lạnh, laser Er YAG, lột hóa chất acid trichloroacetic 70%;
  • Các tổn thương u vàng nhỏ vùng mắt có thể điều trị bằng phẫu thuật với tính thẩm mỹ cao. Với những tổn thương lớn, lan tỏa thì cân nhắc điều trị bằng laser Er YAG.

Khi có các triệu chứng u vàng trên da, người bệnh nên ngay lập tức đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • lopirator
    Công dụng thuốc Lopirator

    Lopirator chứa thành phần chính là Atorvastatin, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng cường dị hóa LDL cholesterol. Thuốc được chỉ định trong điều trị tăng tăng cholesterol máu, tăng lipid máu hỗn ...

    Đọc thêm
  • Thuốc tim mạch
    Công dụng thuốc Avatrum

    Avatrum là thuốc tim mạch dùng để điều trị bệnh lý rối loạn lipid máu, có thành phần chính là Atorvastatin, được bác sĩ chỉ định dùng trong thực hành lâm sàng. Tuân thủ chỉ định dùng Avatrum sẽ giúp ...

    Đọc thêm
  • Vacosivas 20
    Công dụng thuốc Vacosivas 20

    Thuốc Vacosivas 20 thuộc nhóm thuốc tim mạch, có thành phần chính là hoạt chất Simvastatin 20mg. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh tăng Cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu hợp đồng tử gia đình.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Basaterol
    Công dụng thuốc Basaterol

    Basaterol chứa thành phần Lovastatin, thuộc nhóm thuốc statin. Thuốc nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới được chỉ định trong việc điều trị nồng độ cholesterol trong máu cao và ...

    Đọc thêm
  • Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
    Công dụng thuốc Pahasu

    Thuốc Pahasu là một loại thuốc hạ mỡ máu, được sử dụng cho những bệnh nhân tăng mỡ máu mà không đáp ứng với chế độ ăn uống và tập luyện. Thuốc Pahasu có công dụng giảm hình thành cholesterol ...

    Đọc thêm