Hình ảnh về viêm túi thừa

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm túi thừa có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, áp xe....gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

1. Viêm túi thừa là gì?

Đôi khi các túi nhỏ, phình ra (gọi là túi thừa) hình thành trong ruột kết. Tình trạng này được gọi là bệnh túi thừa. Nếu túi bị viêm hoặc nhiễm trùng thì được gọi là viêm túi thừa.

Bệnh túi thừa diễn ra rất phổ biến và hầu hết mọi người không bao giờ biết bản thân mắc bệnh này. Một nửa số người trên 60 tuổi có thể bị bệnh viêm túi thừa. Nhưng chỉ có 10% -25% trường hợp tiếp tục bị viêm túi thừa. Viêm túi thừa thường phát triển khi các túi thừa bị chặn bởi chất thải, dẫn đến tình trạng chảy dịch trong thành ruột và nhiễm trùng

Những người mắc bệnh viêm túi thừa thường không có triệu chứng bên ngoài. Các triệu chứng của viêm túi thừa là đáng chú ý hơn. Có thể bao gồm bụng đầy hơi, đau bụng, điển hình là ở bụng dưới bên trái, cộng với tiêu chảy, ớn lạnh và sốt nhẹ.

Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh viêm túi thừa

Khi một lỗ phát triển giữa túi và mạch máu, chảy máu có thể xảy ra. Điều này có thể khiến một lượng lớn máu đột nhiên xuất hiện trong phân. Tình trạng này thường không đau và chảy máu thường tự dừng lại. Nhưng có một số trường hợp, chảy máu diễn ra một cách nghiêm trọng, bạn cần được truyền máu hoặc phẫu thuật. Nếu bạn bị chảy máu, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

2. Nguyên nhân gây ra viêm túi thừa

Phần lớn các túi thừa ống tiêu hóa hình thành ở đại tràng. Dưới tác động của áp lực, túi thừa thường phát triển ở những vị trí yếu tự nhiên trong thành đại tràng. Điều này dẫn đến việc túi thừa hình thành và nhô ra khỏi đại tràng.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm túi thừa hiện vẫn chưa được xác định. Một số giả thuyết cho rằng áp lực gia tăng trong đại tràng có thể làm suy yếu thành túi thừa, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Một số khác lại cho rằng các lỗ hẹp của túi thừa là nơi phân ứ đọng lại, có thể dẫn đến viêm túi thừa. Hoặc tình trạng tắc nghẽn miệng túi thừa có thể làm giảm lượng máu nuôi, dẫn đến tình trạng viêm.

3. Ăn nhiều chất xơ giúp giảm đau do túi thừa

Một chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến bệnh túi thừa. Các nhà nghiên cứu chưa lý giải được mối liên kết này. Tuy nhiên, bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa táo bón và có thể làm giảm nguy cơ viêm túi thừa ở đại tràng.

Không quá khó để tìm nguồn thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp cho cơ thể, rất nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ được tìm thấy trong trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng). Hãy lựa chọn thực phẩm một cách thông minh, bạn nên sử dụng gạo nâu và mì ống nguyên hạt thay cho các loại thực phẩm thông thường khác. Và thêm rau vào các món ăn yêu thích của bạn như pizza, món hầm và nước sốt mì spaghetti. Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung khoảng 25 gram chất xơ và nam giới khoảng 38 gram mỗi ngày.

Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong máu
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ viêm túi thừa ở đại tràng.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa

bệnh viêm túi thừa thường không gây ra triệu chứng, nó thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh nhân phát hiện vì một lý do khác. Các túi thừa có thể được nhìn thấy qua X-quang hoặc nội soi. Khi viêm túi thừa dẫn đến áp xe, siêu âm và CT scan bụng và xương chậu có thể nhìn thấy vết mủ.

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh túi thừa đều có rất ít hoặc không có triệu chứng nào và không cần điều trị cụ thể. Một chế độ ăn nhiều chất xơ và chất bổ sung chất xơ được khuyến nghị để ngăn ngừa tình trạng táo bón và hình thành nhiều túi thừa.

Viêm túi thừa với các triệu chứng, chẳng hạn như đau bụng, chuột rút và sốt nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc kháng sinh là đủ. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng chế độ ăn loãng hơn nhằm cho phép ruột kết phục hồi. Khi cơn đau ngày càng nghiêm trọng, hoặc khi bị sốt cao hoặc không thể uống nước, bạn cần phải nằm viện, tiêm kháng sinh và không ăn hoặc uống trong vài ngày.

Tự mua thuốc kháng sinh uống sau khi hút thai
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp người bệnh mắc viêm túi thừa nhẹ

5. Biến chứng của viêm túi thừa

Khi viêm túi thừa dẫn đến rách ở thành ruột, mủ có thể rò rỉ vào vùng bụng, gây viêm phúc mạc (nhiễm trùng khoang bụng), áp xe, tắc ruột và mở (gọi là lỗ rò ) giữa ruột và đường tiết niệu hoặc cơ quan khác ở bụng hoặc xương chậu.

6. Phẫu thuật viêm túi thừa khi nào?

Cần thực hiện phẫu thuật khi viêm túi thừa không đáp ứng với điều trị nội khoa. Phẫu thuật thường liên quan đến việc dẫn lưu mủ và loại bỏ đoạn đại tràng có chứa túi thừa. Cắt bỏ túi thừa chảy máu là cần thiết đối với bệnh nhân bị chảy máu kéo dài. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết cho bất kỳ bệnh nhân nào bi túi thừa ăn mòn vào bàng quang, gây nhiễm trùng nước tiểu nặng và để điều trị tắc nghẽn đường ruột.

Gây mê nội khí quản được chỉ định trong phẫu thuật lồng ngực cắt u trung thất
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị viêm túi thừa

7. Ngăn ngừa viêm túi thừa

Sau khi hình thành, túi thừa sẽ tồn tại là vĩnh viễn. Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, đồng thời làm giảm các triệu chứng do túi thừa gây ra. Không có bằng chứng những thực phẩm như các loại hạt có nguy cơ gây ra viêm túi thừa. Nhưng nếu bạn cảm thấy chúng làm tăng các triệu chứng, bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ khác. Uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp ích.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

391 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan