Thận trọng khi dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày

Bài viết được viết bởi Tổ Dược lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược hoặc các vấn đề rối loạn khác có liên quan tới tăng tiết acid dạ dày

1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là gì?

Ngoài điều trị các vấn đề liên quan tới tăng tiết acid dạ dày. Thuốc cũng được sử dụng để dự phòng tác dụng phụ gây đau dạ dày do các thuốc giảm đau, chống viêm. Đây là 1 trong 10 nhóm thuốc được kê đơn và sử dụng nhiều nhất tại Mỹ. Nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại Việt Nam với các biệt dược khác nhau như: Nexium (esomeprazole) Losec (omeprazole), Pariet (rabeprazole), Pantoloc (pantoprazole)...

2. Tác dụng phụ đáng chú ý của thuốc ức chế bơm proton

giam-tiet-dich-acid-da-day-1
Người sử dụng PPI thường gặp các tác dụng không mong muốn ở mức độ nhẹ như đau đầu, buồn nôn, đầy bụng

Tiêu chảy nhiễm khuẩn do Clostridium difficile

Clostridium difficile là một loại vi khuẩn trong đường ruột. Khi sử dụng PPI, acid dạ dày giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Clostridium difficile nhân lên, sinh độc tố và gây tiêu chảy. Trong một nghiên cứu tại nhiều quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, sử dụng PPI làm tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile 2.4 lần so với người không dùng thuốc.

Giảm hấp thu một số vitamin và khoáng chất

Một số vitamin và khoáng chất như calci, magie, vitamin B12 cần có môi trường acid để hấp thu. Sử dụng PPI kéo dài, làm giảm acid dạ dày, dẫn tới tình trạng thiếu hụt các chất trên và ảnh hưởng tới sức khỏe. Thiếu calci có thể gây loãng xương, gẫy xương, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh. Hạ magie máu có thể gây co cứng cơ, chuột rút, thậm chí có thể gây rối loạn nhịp tim nếu hạ magie nghiêm trọng. Thiếu hụt vitamin B12 lâu dài có thể gân mệt mỏi, rối loạn thị giác, suy giảm trí nhớ.

Một số nguy cơ khác

Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng PPI kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi cộng đồng và tổn thương thận. Mặc dù cơ chế chưa rõ ràng, cần thận trọng và theo dõi nguy cơ viêm phổi và chức năng thận khi sử dụng PPI kéo dài, đặc biệt ở người cao tuổi.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

883 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đau thượng vị dạ dày
    Điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan

    Viêm thực quản do bạch cầu ái toan (VTQDBCAT) là tình trạng thâm nhiễm bạch cầu ái toan tại thực quản gây ra các triệu chứng lâm sàng. Điều trị viêm thực quản do bạch cầu ái toan rất phức ...

    Đọc thêm
  • Hiện tượng nước từ dạ dày trào ngược lên cổ họng
    Hiện tượng nước từ dạ dày trào ngược lên cổ họng dấu hiệu bệnh gì?

    1 tháng nay, tôi thường có hiện tượng nước từ dạ dày dâng lên tới cổ họng có màu vàng và rất hôi, đang làm việc đang ngủ hay đi ngoài đường điều bị. Không đau bụng hay ợ hơi. ...

    Đọc thêm
  • Rabfess
    Công dụng thuốc Rabfess

    Thuốc Rabfess có thành phần chính là Rabeprazole Sodium hàm lượng 20mg, thuộc nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Rabfess được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ ...

    Đọc thêm
  • pantosec
    Công dụng thuốc Pantosec IV

    Pantosec IV chứa hoạt chất chính là Pantoprazole, một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Pantonew
    Công dụng thuốc Pantonew

    Pantonew là dung dịch tiêm thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, thường được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày-thực quản, loét ở đường tiêu hóa... Dưới đây là những thông tin chi tiết về công ...

    Đọc thêm