Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn nguyên Hô hấp - Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nguy hiểm, cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức, càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ là 30 phút.

1. Tại sao cần cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ ngay lập tức?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế nguy hiểm. Phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào, trong vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Tiếp xúc với dị nguyên gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch, có thể dẫn đến sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Sốc phản vệ có thể có rất nhiều triệu chứng. Rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người là khác nhau. Đó là do một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Da ngứa hoặc phát ban
  • Miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng
  • Chảy nước mũi, hắt hơi
  • Ho, khò khè
  • Nôn mửa nhiều.
  • Chuột rút hoặc tiêu chảy

Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở khó chịu
  • Chóng mặt
  • Huyết áp thấp
  • Đau ngực hoặc tức ngực
  • Mạch yếu và nhanh
  • Lẫn lộn.
Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ
Bệnh nhân sốc phản vệ có mạch yếu và nhanh

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt vì các triệu chứng có thể gây tử vong. Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như: Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng. Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc như phát ban, sưng và ói mửa... Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó lại có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ. Nghĩa là khi sốc phản vệ đã được xử trí và điều trị kịp thời vẫn có thể tái xuất hiện (Pha 2) trong vòng 8-72 giờ sau.

2. Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ càng sớm càng tốt

Các bác sĩ cho rằng, thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ chỉ trong 30 phút đầu, nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng người bệnh cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân họ để giúp lưu thông máu. Nếu người ngừng thở, cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi người giúp đỡ đến.

Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng được tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động. Điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng của sự phản ứng.

Epinephrine (hoặc adrenaline) thường được dùng để điều trị sốc phản vệ. Nó được đưa vào cơ thể qua một ống tiêm tự động, chứa một kim có thể cung cấp cho một liều adrenalin tại một thời điểm. Vùng được tiêm thường là cơ bắp đùi bên ngoài.

Sau khi tiêm, triệu chứng sốc phản vệ sẽ cải thiện một cách nhanh chóng. Nếu không, có thể cần tiêm lần hai. Vẫn sẽ cần phải gặp bác sĩ để tiếp tục điều trị.

Như vậy, bệnh nhân sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay lập tức, càng sớm càng tốt và càng giảm được biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan