Xét nghiệm tế bào Hargraves (tế bào LE) trong chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xét nghiệm tế bào Hargraves hay còn gọi là xét nghiệm tế bào LE là một loại xét nghiệm cận lâm sàng được dùng cho những người có triệu chứng nghi ngờ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống nhằm chẩn đoán chính xác căn bệnh này.

1. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus được định nghĩa là rối loạn tự miễn viêm mạn tính. Lupus vốn có vai trò là bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng và tạo phản ứng miễn dịch không phù hợp với mô cơ quan. Lupus thường gây những ảnh hưởng nhất định đến da, khớp, mạch máu, cơ quan nội tạng như thận, tim, phổi não. Bệnh Lupus có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là bệnh Lupus ban đỏ hệ thống hay có tên ngắn gọn hơn là Lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể con người.

Lupus ban đỏ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, phổ biến ở vùng châu Phi, châu Á, Tây Ban Nha và những dân cư Mỹ gốc bản địa. Bệnh có xác suất cao hơn ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi nhưng vẫn có trường hợp trẻ nhỏ hay người lớn hơn vẫn mắc phải bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân bệnh Lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng và nghiên cứu hoàn chỉnh. Một số thông tin cho rằng Lupus ban đỏ là do di truyền và chất kích hoạt liên quan đến môi trường xung quanh. Những nghiên cứu khác tìm ra rằng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là do dùng thuốc hoặc bị nhiễm trùng, virus hoặc cũng có thể do hormone gây ra. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống thường đi kèm với những bệnh lý rối loạn tự miễn khác như hội chứng Sjogren thiếu máu tán huyết, viêm tuyến giáp hay xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.

Tế bào Lupus ban đỏ hay còn gọi là tế bào LE được mô tả đầu tiên bởi Hargraves nên cũng được gọi là tế bào Hargraves. Tế bào Lupus ban đỏ được tìm thấy trong tủy xương của những bệnh nhân bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu sinh học của những tế bào LE này, tạo nên chúng bằng cách cho máu của người bị Lupus ban đỏ tiếp xúc trực tiếp với huyết tương của chính họ trong thời gian và nhiệt độ phù hợp. Từ đó, tìm ra loại xét nghiệm mang tên xét nghiệm tế bào Hargraves hay xét nghiệm tế bào LE có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Nguyên nhân bệnh Lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng

2. Xét nghiệm tế bào Hargraves

Những người xuất hiện những triệu chứng sau sẽ được đưa vào nhóm nghi ngờ mắc phải bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và được chỉ định làm xét nghiệm tế bào Hargraves để củng cố chẩn đoán:

  • Đau cơ, khớp
  • Viêm khớp, viêm một hay nhiều khớp
  • Phát ban đỏ, ban hình cánh bướm ở mũi, má
  • Sốt
  • Mệt mỏi trong thời gian dài
  • Sưng những tuyến trong cơ thể
  • Tăng khả năng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Triệu chứng của hiện tượng Raynaud
  • Rụng tóc
  • Tức ngực
  • Các triệu chứng của thiếu máu như nhìn mờ, hoa mắt, niêm mạc nhạt...
  • Lở loét vùng miệng
  • Viêm những cơ quan như thận, phổi, tim, màng tim, hệ thần kinh trung ương, mạch máu...

Xét nghiệm tế bào LE sẽ được thực hiện trên những bệnh nhân có các triệu chứng như trên và được thực hiện bằng cách lấy những mẫu xét nghiệm như sau:

  • Tủy xương chống đông bằng Heparin
  • Máu tĩnh mạch chống đông bằng Heparin
  • Máu tĩnh mạch chống đông bằng Oxalate
  • Máu tĩnh mạch tách Fibrin
  • Máu tĩnh mạch vón cục
  • Yếu tố LE và những tế bào khác trên cơ thể người bệnh

Khi làm xét nghiệm tế bào Hargraves, việc lấy mẫu tủy xương gây cảm giác đau cho bệnh nhân rất nhiều nên hiện nay, việc lấy máu tĩnh mạch thường là lựa chọn phổ biến hơn để làm xét nghiệm. Máu tĩnh mạch của bệnh nhân không dùng để điều trị sẽ được làm vón cục và loại bỏ huyết thanh, chuyển qua lưới thép và ly tâm 5 phút tạo lớp Buffy và cuối cùng phết lên lam kính để phục vụ cho xét nghiệm tế bào LE chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Tế bào Hargraves (tế bào LE)
Xét nghiệm tế bào LE chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Một tiêu bản gồm 1 phết tế bào sẽ được đem đi tìm tế bào LE và nếu có ≥ 10 tế bào LE được tìm thấy trong 15 phút quan sát tiêu bản đó, cùng với sự xuất hiện của những thể vô định hình cũng như khối lượng hạt nhân ngoài tế bào sẽ cho kết quả dương tính khi làm xét nghiệm.

Nếu kết quả ngược lại những điều trên thì là âm tính và bác sĩ trước khi có thể kết luận bệnh nhân không mắc bệnh bệnh Lupus ban đỏ hệ thống nên thực hiện thêm các xét nghiệm có độ nhạy cao hơn để xác định chẩn đoán. Xét nghiệm tế bào Hargraves dương tính khi 2% đến 30% tế bào LE được nhìn thấy trên một vi trường. Tuy nhiên, để xét nghiệm được chính xác thì còn phụ thuộc vào một số yếu tố như kỹ thuật, sự quan sát của kỹ thuật viên. Trong quá trình thực hiện xét nghiệm tế bào LE thì cần tránh sai sót nhầm lẫn với tế bào Tart là tế bào đơn nhân, có chất nhân và kích thước không to như tế bào LE.

Xét nghiệm tế bào LE không chỉ dương tính trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống mà còn trong những bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm gan mạn tính, xơ cứng bì, viêm da, thiếu máu tán huyết mắc phải, bệnh Hodgkin... và những người sử dụng một số loại thuốc như Phenylbutazone, Hydralazine... nên khả năng xét nghiệm tế bào LE dương tính mắc bệnh Lupus ban đỏ chỉ khoảng 50% đến 75%.

Xét nghiệm tế bào Hargraves là một kỹ thuật cận lâm sàng được dùng để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp dương tính khi xét nghiệm tế bào LE đều mắc bệnh nên cần dựa vào những yếu tố khác cũng như những kết quả cận lâm sàng khác để hỗ trợ chẩn đoán xác định bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: