Xét nghiệm sinh hóa máu có phát hiện HIV?

Bài viết được viết bởi PGS.TS.BS Nguyễn Gia Bình - Phó trưởng khoa Xét nghiệm- Trưởng đơn nguyên Hóa sinh - Miễn dịch và Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quỳnh Trang, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các xét nghiệm hóa sinh được sử dụng rộng rãi trong y học để chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi điều trị và sàng lọc. Xét nghiệm HIV không thuộc xét nghiệm Hóa sinh mà thuộc về xét nghiệm Vi sinh vật.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm hóa sinh đối với lâm sàng

1.1 Đối với việc chẩn đoán

Ví dụ mức độ tăng lên về hoạt độ trong huyết tương của một số enzym nguồn gốc tế bào có thể cho phép chẩn đoán cơ quan tương ứng bị tổn thương: nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm tụy, tổn thương cơ...

Hoặc để chẩn đoán đái tháo đường cần trước hết xác định đường huyết (tăng), đường niệu. Xác định các trạng thái nhiễm acid base cần các thông số về thăng bằng kiềm toan như pO2, pCO2, pH hoặc xác định rối loạn nước điện giải cần các xét nghiệm các ion đồ như Na, K, Ca.

Quản Lý Ngoại Trú Tiểu Đường - Tăng Mỡ Máu Tại Bệnh Viện Vinmec
Xét nghiệm hóa sinh được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tiểu đường

  • Góp phần chẩn đoán:

Các xét nghiệm hóa sinh có tác dụng góp phần chẩn đoán nghĩa là các bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên sự phân tích và tổng hợp các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau ví dụ như ure, creatinin, acid uric trong các bệnh thận, các hormon trong các bệnh nội tiết...

  • Chẩn đoán phân biệt: ở những bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau như cùng vàng da nhưng có thể là vàng da do tắc mật, có thể do viêm gan virus và sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau nên cần có các xét nghiệm khác nhau như ALT, AST, GGT, ALP, Bilirubin.
  • Chẩn đoán sớm: như viêm gan virus thời kỳ ủ bệnh chưa có vàng da nhưng men ALT tăng rất cao hoặc các marker ung thư.
Vai trò của ALT và AST trong chẩn đoán các bệnh về gan
Chỉ số men gan tăng cao trong xét nghiệm hóa sinh

1.2. Đánh giá chức năng cơ quan và tiên lượng

Ví dụ độ thanh thải creatinin đánh giá mức độ suy thận, nếu càng ngày càng giảm thì tiên lượng xấu.

1.3. Theo dõi điều trị và sau điều trị

Trong điều trị bệnh nhân thận hư nhiễm mỡ cần theo dõi xét nghiệm protein niệu. Với bệnh nhân nghiện rượu cần theo dõi xét nghiệm GGT. Các xét nghiệm ion đồ để giúp cho điều trị rối loạn điện giải.

Với các bệnh nhân ung thư cần theo dõi các marker ung thư ví dụ như bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật và điều trị I-131 cần theo dõi xét nghiệm TG để xem ung thư tuyến giáp có tái phát không.

1.4 Tầm soát bệnh và nguy cơ bị bệnh

Ở những bệnh nhân có mang virus viêm gan B cần thường xuyên theo dõi các men như AST, ALT để xem có bị tổn thương gan hay chưa. Hoặc bệnh nhân có đau ngực cần làm ngay xét nghiệm Troponin T hay Troponin I và CK MB xem có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay không.

Bài viết tham khảo nguồn:

  1. Hóa sinh lâm sàng – Đỗ Đình Hồ - Nhà xuất bản Y học- Năm 2005
  2. Hóa sinh – Sách đào tạo Bác sĩ đa khoa- Nguyễn Nghiêm Luật- Nhà xuất bản Y học – Năm 2007
  3. Clinical Laboratory Diagnostics- Lothar Thomas- First Edition- Germany

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: