Xét nghiệm D-dimer là gì và ai cần thực hiện?

Định lượng D-dimer máu là gì? Đây một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xác định xem liệu bạn có thể bị rối loạn đông máu hay không. Nếu lượng D-dimer trong máu cao, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu và/hoặc quy trình chụp ảnh để xác định chẩn đoán.

1. Chỉ số D-dimer là gì?

Làm chỉ số D-dimer tìm kiếm D-dimer trong máu. D-dimer là một đoạn protein (mảnh nhỏ) được tạo ra khi cục máu đông tan trong cơ thể.

Quá trình đông máu là một quá trình quan trọng giúp bạn không bị mất quá nhiều máu khi bị thương. Thông thường, cơ thể sẽ làm tan cục máu đông sau khi vết thương của đã lành. Với chứng rối loạn đông máu, cục máu đông có thể hình thành khi không có vết thương rõ ràng hoặc không tan khi bình thường. Những tình trạng này có thể rất nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Xét nghiệm D-dimer có thể hiển thị nếu bạn có một trong những điều kiện này.

2. Mục đích định lượng D-dimer máu là gì?

Xét nghiệm D-dimer được sử dụng để tìm hiểu xem người bệnh có bị rối loạn đông máu hay không. Những rối loạn này bao gồm:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), cục máu đông nằm sâu bên trong tĩnh mạch. Những cục máu đông này thường hình thành ở một trong hai chân hoặc cánh tay, nhưng cũng có thể có ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Thuyên tắc phổi (PE), tắc nghẽn động mạch trong phổi, thường xảy ra khi cục máu đông ở một bộ phận khác của cơ thể vỡ ra và di chuyển đến phổi. Cục máu đông DVT là một nguyên nhân phổ biến của PE.
  • Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), một tình trạng khiến quá nhiều cục máu đông hình thành trong cơ thể, gây tổn thương nội tạng và các biến chứng nghiêm trọng khác. Đông máu nội mạch lan tỏa có thể do chấn thương hoặc một số loại nhiễm trùng hoặc ung thư gây ra.
  • Đột quỵ: sự tắc nghẽn nguồn cung cấp máu lên não.

3. Ai cần định lượng d-dimer máu?

Người có các triệu chứng rối loạn đông máu, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc thuyên tắc phổi (PE) cần xét nghiệm định lượng d-dimer máu.

  • Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm: đau chân hoặc chân bị sưng tấy lên, đỏ hoặc có vệt đỏ trên chân
  • Các triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm: khó thở, ho, tức ngực, tim đập loạn nhịp

Xét nghiệm này thường được thực hiện trong phòng cấp cứu hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Nếu có các triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu hãy đến khám tại các cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị. Nếu có các triệu chứng của thuyên tắc phổi, hãy gọi ngay cấp cứu 115 hoặc hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

4. Các kĩ thuật định lượng chỉ số d-dimer máu là gì?

Hiện có 2 kỹ thuật xét nghiệm D-dimer máu đang được áp dụng:

  • Test D-dimer ngưng tập trên Latex: Xét nghiệm với kỹ thuật này có độ nhạy không cao, do Test chỉ phát hiện được khi có nhiều cục đông, nếu chỉ có 1 cục thì kết quả vẫn âm tính. Kỹ thuật này được dùng để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
  • Xét nghiệm D-dimer máu siêu nhạy: Kỹ thuật xét nghiệm D-dimer máu này tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch để xác định nồng độ D-dimer máu. Kỹ thuật này có độ nhạy rất cao, kể cả chỉ có duy nhất 1 cục đông nhỏ vẫn cho kết quả dương tính.

5. Kết chỉ số D-dimer máu có ý nghĩa gì?

Nếu kết quả cho thấy chỉ số D-dimer thấp hoặc bình thường trong máu, điều đó có nghĩa là bạn có thể không bị rối loạn đông máu.

Nếu kết quả cho thấy mức D-dimer cao hơn bình thường, điều đó có thể có nghĩa là bạn bị rối loạn đông máu. Nhưng xét nghiệm này không thể chỉ ra vị trí của cục máu đông hoặc loại rối loạn đông máu bạn mắc phải. Ngoài ra, mức D-dimer cao không phải lúc nào cũng do vấn đề đông máu gây ra. Các điều kiện khác có thể gây ra mức độ D-dimer cao bao gồm mang thai, bệnh tim và phẫu thuật gần đây. Nếu kết quả D-dimer không bình thường, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm để chẩn đoán.

6. Những lưu ý khi xét nghiệm D-dimer máu là gì?

  • Để đảm bảo tính chính xác của test D-dimer, không ăn uống trước khi xét nghiệm từ 8 đến 12 tiếng.
  • Tạm ngừng sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc có tác dụng bổ sung sắt trước khi xét nghiệm.
  • Tuân theo các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình lấy mẫu máu xét nghiệm.
  • Đem kết quả định lượng D-dimer máu đến bác sĩ chỉ định để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn.
  • Nếu kết quả xét nghiệm D-dimer không bình thường, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh để tìm hiểu xem bạn có bị rối loạn đông máu hay không như: siêu âm Doppler, chụp CT mạch máu não, xạ hình phổi.

Như vậy, khi có các dấu hiệu của tình trạng rối loạn đông máu bạn có thể cần thực nghiệm xét nghiệm D-dimer. Kết quả và ý nghĩa của chỉ số này sẽ được đọc và chẩn đoán bởi người có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

373 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: