Viêm phổi do hít trong gây mê

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Thành - Bác sĩ Gây mê Giảm đau, Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Viêm phổi hít trong gây mê là tình trạng viêm phổi do nguyên nhân hít xảy ra trong quá trình gây mê và hồi tỉnh.

1. Hiện tượng hít là gì?

Hít: là hiện tượng các chất từ họng hoặc đường tiêu hóa trên đi vào phổi qua thanh quản trên các đối tượng mất hoặc giảm phản xạ bảo vệ đường thở. Thành phần của chất hít bao gồm nước bọt, chất tiết mũi hầu, vi khuẩn, dịch, thức ăn hoặc các thành phần chứa trong dạ dày.

Biểu hiện lâm sàng rầm rộ khi hít lượng nhiều hay âm thầm không nhận thấy trong trường hợp hít với số lượng ít. Hậu quả từ nhẹ đến nặng với tình trạng thiếu oxy mô, suy hô hấp, ARDS, trụy hô hấp tuần hoàn, có thể tử vong.

2. Hội chứng phổi là gì?

Bao gồm tình trạng viêm do acid, tắc nghẽn đường thở và nhiễm khuẩn.

Cần phân biệt rõ 2 khái niệm sau:

  • Aspiration pneumonitis: tình trạng giảm oxy máu, sốt, nhịp nhanh tim và bất thường/ XQ ngực gây ra do hít lượng lớn dịch trào ngược (dịch dạ dày, dịch mật,...) Viêm nặng khi pH <2.4 hay thể tích > 2ml/kg cân nặng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hội chứng phổi là tình trạng phổi bị viêm do acid, tắc nghẽn đường thở và nhiễm khuẩn

  • Aspiration pneumonia: tình trạng nhiễm trùng phổi cấp tính xảy ra sau khi hít lượng lớn dịch hầu họng hay dịch đường tiêu hóa trên. pH thường >2.5 không đủ gây ra tình trạng viêm phổi do hóa chất (chemical pneumonitis). Chủng vi khuẩn thường không độc lực và thông thường là kỵ khí.

Điều kiện tiên quyết liên quan đến tổn thương phổi do hít bao gồm các yếu tố nguy cơ cùng với tình trạng hít thường xuyên hoặc hít lượng lớn dịch hầu họng, dạ dày, có hay không có vi khuẩn.

Khó có thể xác định yếu tố độc lập liên quan đến viêm phổi hít hay tổn thương phổi do hít, nguyên nhân là không thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ aspiration pneumonitis và aspiration pneumonia trong các nghiên cứu khoa học.

3. Dịch tễ

Hít trong gậy mê xảy ra tỉ lệ 1:2.000 – 30.000, trung bình 1:2.000 – 3.000 trường phẫu thuật có gây mê, đặc biệt tăng cao trong tình huống cấp cứu, trên một số đối tượng đặc biệt như vệ sinh răng miệng kém hay người cao tuổi, và tăng gấp 3 trong phẫu thuật lồng ngực.

Phần lớn trường hợp diễn ra âm thầm hoặc không nhận biết được, do đó tỉ lệ thực sự tổn thương phổi do hít khó ước lượng chính xác. Điều này giải thích cho nhiều trường hợp rối loạn chức năng hô hấp chu phẫu. Hầu hết viêm phổi hít được chẩn đoán nhầm viêm phổi do vi khuẩn và dẫn đến việc điều trị không thích hợp.
Mức độ nặng của tổn thương phổi sau hít tùy thuộc vào thành phần, thể tích, độ toan của dịch hít cũng như đặc điểm của bệnh nhân (vệ sinh, sức đề kháng) và thay đổi từ nhẹ (dưới lâm sàng) đến suy hô hấp.

Gây mê nội khí quản phẫu thuật đóng các lỗ rò niệu đạo
Viêm phổi hít thường xảy ra khi gây mê và đặc biệt tăng cao trong tình huống cấp cứu

4. Sinh lý bệnh

  • Hội chứng Mendelson (1946): đáp ứng 2 giai đoạn chống lại tổn thương phổi do acid. Bao gồm 2 pha: pha 1 là tác động ăn mòn trực tiếp của pH thấp trên biểu mô đường thở, đỉnh điểm là 1-2 giờ sau hít. Pha 2 là đáp ứng viêm do kích hoạt bạch cầu trung tính, xảy ra 4-6 giờ sau hít. Cơ chế liên quan đến hóa chất trung gian viêm, tế bào viêm, các phân tử bám dính,yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor α), interleukin-8, enzymes (cyclooxygenase, lipooxygenase), trong đó đóng vai trò then chốt là bạch cầu trung tính và bổ thể.
  • Nhiễm trùng phổi: Dịch dạ dày thường vô trùng trong điều kiện pH thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng Histamin hay ức chế bơm proton có thể tạo môi trường phát triển vi khuẩn, các trường hợp liệt ruột, tắc ruột hoặc nuôi ăn qua sonde dạ dày có thể có vi trùng Gram (-) dẫn đến nhiễm trùng phổi nếu hít. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi liên quan hít dịch hầu họng lượng nhiều hay dịch dạ dày ở các đối tượng nêu trên và bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chăm sóc răng miệng kém.

Các thuốc ức chế bơm proton và kháng Histamin không làm tăng nguy cơ hít mà làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi nếu có hít.

5. Yếu tố nguy cơ

  • Sử dụng thuốc: các thuốc tác động cơ vòng thực quản, thuốc làm giảm tri giác, phản xạ bảo vệ (thường sử dụng trong an thần và gây mê).
  • Tình trạng bệnh nhân: giảm tri giác, rối loạn nuốt hay khó nuốt (Parkinson, đa xơ cứng, đột quỵ, COPD), tắc ruột, phẫu thuật cấp cứu, tiền căn phẫu thuật thực quản, suy giảm sự phối hợp giữa nuốt và thở, ung thư thực quản, thoát vị gián đoạn (hiatal hernia), béo phì.
  • Do nhân viên y tế: quyết định không đúng, thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến ​​thức.
Hôn mê
Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe xấu làm tăng nguy cơ hít

6. Chẩn đoán

Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nghi ngờ hít khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính như ho, khó thở, thở nhanh, nông, tím tái, nói khó, khan tiếng, nhịp tim nhanh. Chẩn đoán xác định khi có sự hiện diện của chất tiết hầu họng, thức ăn, pepsin, dịch mật khí phế quản hay trong dịch rửa phế nang phế quản.

Các dấu hiệu sau hít do tình trạng viêm cấp như: sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tăng bạch cầu, các triệu chứng hô hấp như ho khạc, giảm oxy mô, XQuang phổi xuất hiện tổn thương mới.

Chẩn đoán nhiễm trùng phổi nếu có bằng chứng vi trùng học.

Tiến triển ALI/ARDS (giảm oxy máu, suy hô hấp) làm tăng công thở, giảm compliance phổi, từ đó dẫn đến tăng áp phổi.

Các trường hợp hít không triệu chứng hoặc không có bằng chứng của hít cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác làm giảm oxy mô như phù phổi cấp, thuyên tắc phổi hay viêm phổi. Hình ảnh thâm nhiễm phần phổi phụ thuộc trên XQ phổi (phần phổi thấp, tùy theo tư thế người bệnh).

Không có tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán phân biệt viêm phổi híttổn thương phổi do hít.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại như: PET/CT, SPECT/CT, MRI, máy chụp X-quang, Siêu âm, Chụp số hóa xóa nền, điện tâm đồ,... xét nghiệm máu, huyết tủy đồ,... để chẩn đoán bệnh thuyên tắc phổi.

Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa .để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị có đem lại hiệu quả hay không?

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

876 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan