Vì sao nước mắt lại có vị mặn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi hạnh phúc hoặc đau khổ thì phản ứng thường gặp nhất của con người là khóc. Bất kể ai cũng từng nếm vị mặn của nước mắt nhiều lần khi hạnh phúc, khi xúc động, khi vui mừng hoặc khi đau buồn... Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao nước mắt lại có vị mặn?

1. Nhiệm vụ của nước mắt là gì?

Đôi mắt là một bộ phận rất quan trọng và rất nhạy cảm trên cơ thể con người, mắt giúp cho chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, cảm nhận được ánh sáng và màu sắc. Bản thân đôi mắt cũng được bảo vệ rất chặt chẽ bằng các cơ chế và hệ thống phức tạp.

Một trong các cơ chế bảo vệ đó là nước mắt. Mỗi khi chúng ta chớp mắt, một loại dịch lỏng được tiết ra tạo nên một màng mỏng trên bề mặt nhãn cầu, giúp bôi trơn giác mạc, kết mạc và giúp mắt không bị khô.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước mắt là bảo vệ cửa sổ tâm hồn khỏi sự xâm hại của vi khuẩn, vật lạ. Ngoài ra, nước mắt còn có khả năng diệt khuẩn và khử độc. Bên cạnh đó, nước mắt còn là công cụ biểu lộ cảm xúc của con người.

bé khóc nhiều
Nước mắt giúp biểu lộ cảm xúc của con người

2. Các loại nước mắt và sự khác nhau giữa mỗi loại

  • Nước mắt cơ bản (basal tear): Đây là những giọt nước mắt được tiết ra hàng ngày, thành phần của nó bao gồm nước, lipit, mucin, immunoglobulin, natri, kali và các chất chống oxy hóa như ascorbate và urate. Chức năng chính của nước mắt cơ bản là duy trì độ ẩm, bảo vệ mắt khỏi mầm bệnh, vi khuẩn bên ngoài, tương tự các loại dịch khác của cơ thể như mồ hôi, nước bọt, nước tiểu.
  • Nước mắt phản xạ (irritation tears): Đây là loại nước mắt được hình thành để đáp ứng với một kích thích mạnh từ bên ngoài như khi có bụi bẩn bay vào mắt. Loại này được tiết ra một cách tự nhiên, không phải do cảm xúc và ngoài ý muốn của con người.
  • Nước mắt cảm xúc (emotional tear): Đây là loại nước mắt cuối cùng, được tạo ra do tác động của sự thay đổi cảm xúc quá mãnh liệt như hạnh phúc, đau buồn, kiệt sức hoặc do cảm giác đau của cơ thể...

Sự khác nhau giữa các loại nước mắt chủ yếu ở cơ chế hình thành của mỗi loại. Trong khi nước mắt cơ bản luôn được tiết ra hằng ngày, khi chúng ta chớp mắt thì nước mắt phản xạ được xem như một cách phản ứng lại các yếu tố bên ngoài tấn công vào đôi mắt.

Tuy nhiên, nước mắt cảm xúc là loại có sự khác biệt nhất trong 3 loại, sự bài tiết nước mắt cảm xúc được điều khiển bởi hệ thống vỏ não, liên quan đến hệ thần kinh giao cảm với việc phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh để kích hoạt tuyến lệ và tạo ra loại nước mắt này.

Khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy sự khác biệt giữa nước mắt được tạo ra do sự thay đổi cảm xúc với những giọt nước mắt được tạo ra bởi một bình xịt hơi cay.

kính hiển vi
Sự khác biệt của nước mắt có thể quan sát được dưới kính hiển vi

3. Tại sao nước mắt có vị mặn?

Vì sao nước mắt lại có vị mặn? Câu trả lời quá đơn giản là nước mắt có vị mặn vì có chứa muối. Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại một lượng muối tương đối, khoảng 226 gram.

Nghiên cứu cho thấy, tại mọi thời điểm, lượng muối có trong cơ thể một người trưởng thành là khoảng một cốc. Muối xuất hiện ở khắp mọi bộ phận như trong máu, dịch thể... Vì thế không chỉ nước mắt mới mặn mà mồ hôi, nước bọt hay nước tiểu cũng có vị mặn.

Theo nghiên cứu, khoảng 98% nước mắt được hình thành từ nước tinh khiết, trong khi 2% còn lại là bao gồm muối và các hợp chất hữu có khác đã đề cập ở trên.

Dù với độ mặn khá thấp nhưng nước mắt vẫn là công cụ hiệu quả để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt nước mắt là công cụ diệt khuẩn hiệu quả. Nước mắt còn được xem là một phần của hệ thống miễn dịch, vì vậy nước mắt có vị mặn mang ý nghĩa rất quan trọng.

Nước mắt được tiết ra đều có mục đích riêng của nó. Tùy từng trường hợp mà cơ thể sẽ “bật” công tắc” để sử dụng loại nước mắt phù hợp, giúp chăm sóc mắt tốt hơn. Khóc đôi khi không phải là xấu bởi nước mắt giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nước mắt cảm xúc còn chứa một hàm lượng enkephalin endorphin và chất giảm đau tự nhiên – giúp cơ thể lấy lại được cân bằng cảm xúc một cách tốt hơn.

Đôi mắt
Nước mắt như một công cụ diệt khuẩn giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn hiệu quả

4. Khi nào chúng ta tiết nước mắt

Nước mắt hạnh phúc

Không phải chỉ khi buồn hay đau đớn, những khi hạnh phúc người ta cũng rơi nước mắt. Khi cảm xúc thăng hoa thì nước mắt chảy ra như một cách bày tỏ niềm vui sướng, tự hào hoặc đôi khi là cả niềm vinh hạnh lớn lao.

Nước mắt đau khổ

Khi vấp phải chuyện không vui hoặc trong những giây phút tuyệt vọng và mệt mỏi, hệ thần kinh sẽ kích thích tuyến lệ tiết ra những giọt nước mắt cảm xúc.

Lý do khách quan

Đôi khi trong những trường hợp đơn giản diễn ra hằng ngày như khi cắt hành tây nước mắt cũng chảy ra giàn giụa.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về thị lực thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị sớm nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói dịch vụ liên quan đến thị lực như:

BS CKI Nguyễn Thị Bích Nhĩ có gần 10 năm kinh nghiệm về chuyên ngành mắt. Điều trị các bệnh lý nội khoa về mắt cũng như các phẫu thuật mắt như : Mộng thịt, Quặm mi mắt, u mi, Glocom và phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco. Bên cạnh đó còn điều trị bệnh lý võng mạc Đái tháo đường bằng phương pháp tiêm thuốc Anti-VEGF nội nhãn và phẫu thuật tạo hình mắt. Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Mắt thuộc khoa Khám bệnh - Nội khoa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan