Vì sao bị viêm mũi trong thai kỳ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Quảng - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. BSCKI. Lê Văn Quảng là chuyên gia về lĩnh vực Tai Mũi Họng với 15 năm kinh nghiệm.

Viêm mũi thai kỳ có thể gặp ở khoảng 20% trong số những phụ nữ mang thai, viêm mũi thai kỳ gây ra khó chịu, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai, gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

1. Viêm mũi thai kỳ là gì?

Viêm mũi thai kỳ là tình trạng phụ nữ mang thai bị nghẹt mũi kéo dài ≥ 6 tuần trong khi mang thai mà không kèm theo các triệu chứng khác cho thấy tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

Tình trạng viêm mũi thai kỳ có thể bị nhầm lẫn với tình trạng viêm mũi bệnh lý khác, dẫn tới dùng thuốc không đúng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Do triệu chứng của viêm mũi thai kỳ khá giống với một số bệnh lý đường hô hấp nên dễ nhầm với các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm mũi do dùng thuốc...

Các triệu chứng viêm mũi thai kỳ:

  • Dấu hiệu chính là tình trạng nghẹt mũi, thường nghẹt mũi liên tục kéo dài trên 6 tuần trong khi mang thai, nghẹt mũi nhiều hơn khi nằm ngủ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ.
  • Chảy nước mũi trong, kèm theo hắt hơi.
Tiền sản giật
Nghẹt mũi thường xuyên có nguy cơ bị tiền sản giật

  • Một số dấu hiệu cần phân biệt là: Người bệnh không kèm theo sốt, đau đầu, đau mỏi người, ngứa mũi...
  • Các dấu hiệu của bệnh hết sau khi sinh khoảng 2 tuần.

Khi nghẹt mũi thường xuyên xảy ra, làm cho mẹ bầu phải thở bằng miệng thường xuyên, nghẹt mũi gây ra tình trạng không cung cấp đủ oxy theo nhu cầu của cơ thể, thiếu oxy ở mẹ và thai nhi sẽ dẫn tới một số biến chứng như:

2. Nguyên nhân gây viêm mũi thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi thai kỳ là do yếu tố nội tiết. Mà chủ yếu liên quan tới hormone estrogen. Hormon estrogen tăng cao trong thai kỳ, nó tác động kích thích làm phù nề niêm mạc mũi, khi niêm mạc mũi bị phù nề sẽ dẫn tới nghẹt mũi. Ngoài ra, Estrogen còn làm tăng các thụ thể histamin trong tế bào, các mạch máu nhỏ làm tăng tiết dịch nhầy, nặng hơn có thể gây sung huyết và phì đại cuốn mũi.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi thai kỳ: Không phải thai phụ nào cũng bị viêm mũi thai kỳ, người ta nhận thấy viêm mũi thai kỳ gặp ở khoảng 20-30% số thai phụ. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể là

  • Hút thuốc lá có thể là hút chủ động hay hít phải khói thuốc lá thường xuyên.
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, khói, bụi nhà...
  • Có tiền sử viêm mũi dị ứng, polyp mũi hay viêm mũi vận mạch. Những người có tiền sử bệnh trước đó thì các triệu chứng có thể tăng lên trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

3. Cách khắc phục tình trạng viêm mũi thai kỳ

Nước muối sinh lý có thể sát khuẩn không?
khắc phục tình trạng viêm mũi thai kỳ bằng cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ấm

Phụ nữ mang thai việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần phải thận trọng, do các loại thuốc có tác động tới thai nhi nên khi bị bệnh cần khám và điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.

Khi bị viêm mũi thai kỳ triệu chứng đặc trưng, gây khó chịu và ảnh hưởng tới thai phụ nhất là tình trạng nghẹt mũi, nghẹt mũi khi ngủ. Một số biện pháp để khắc phục tình trạng nghẹt mũi và hạn chế viêm mũi thai kỳ:

  • Nâng cao gối cao khi ngủ: Kê cao gối khi ngủ giúp cho dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn, làm cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Tuy vậy không nên kê quá cao, chỉ khoảng 30-40 độ so với mặt giường. Chú ý những mẹ bầu bị bệnh cột sống cổ không nên thực hiện.
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế nghẹt mũi. Có thể vệ sinh nhiều lần trong ngày.
  • Uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
  • Xông mũi: Có thể thực hiện xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và giúp thai phụ bớt căng thẳng, mệt mỏi.
Thuốc lá điện tử
sản phụ nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

  • Ngoài ra để tránh bị viêm mũi thai kỳ, sản phụ nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói bụi, ô nhiễm...Đối với những người có tiền sử polyp mũi nên giải quyết trước khi mang thai.

Khi bị viêm mũi thai kỳ, áp dụng các biện pháp làm giảm nghẹt mũi không hiệu quả. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ của thai phụ cần tới khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị tránh những biến chứng cho mẹ và thai nhi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan