Vai trò của lọc máu trong ngộ độc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc nhưng hầu hết các biến chứng của ngộ độc sẽ nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật được áp dụng để cấp cứu bệnh nhân ngộ độc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tử vong, trong đó có kỹ thuật lọc máu.

1. Tác nhân gây ngộ độc thường gặp

Ngày này, tỷ lệ ngộ độc gia tăng không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều các Quốc gia khác trên thế giới. Tác nhân gây ngộ độc rất đa dạng, ví dụ như: Ngộ độc thuốc (tân dược - thuốc dân gian), hóa chất, chất độc nguồn gốc tự nhiên từ động vật (rắn, ong đốt, bọ cạp, sâu...), thực vật (lá dịu mại, aconitin...), kim loại nặng, ngộ độc thực phẩm...

Theo đó, 5 tác nhân gây ngộ độc thường gặp nhất hiện nay là:

Nhiều kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng để làm giảm tỷ lệ tử vong do ngộ độc như: điều trị tích cực, antidote, giảm hấp thu, tăng đào thải, trong đó lọc máu đóng vai trò quan trọng, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận hoặc có hệ số thanh thải thấp, lọc máu còn giúp điều chỉnh nước - điện giải và thăng bằng kiềm - toan.

Ngộ độc thuốc
Ngộ độc thuốc cần được lọc máu

2. Các phương thức lọc máu

  • Lọc màng bụng (Peritoneal dialysis - PD)
  • Thận nhân tạo ngắt quãng (Intermittent hemodialysis - IHD)
  • Siêu lọc liên tục chậm (Slow Continuous Ultrafiltration – SCUF
  • Lọc máu liên tục tĩnh mạch - tĩnh mạch (Continuous Veno-venous Hemofiltration – CVVH)
  • Thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch - tĩnh mạch (Continuous Veno-Venous HemoDialysis – CVVHD)
  • Thẩm tách siêu lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục (Continuous Veno-Venous HemoDiaFiltration – CVVHDF)
  • Lọc máu hấp phụ (hemoperfusion - HP)
  • Thay huyết tương (Therapeutic plasma exchange-TPE)
  • Hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử (Molecular Adsorbents Recirculating System – MARS)

3. Các cơ chế lọc máu

Các cơ chế lọc máu như sau:

  • Siêu lọc (ultrafiltration): Chuyển dịch nước qua màng bán thấm dưới tác dụng của chênh lệch áp lực.
  • Đối lưu (convection): Di chuyển của các chất hòa tan qua màng nhờ sự tác động của nước, đôi khi được gọi là lôi kéo chất tan.
  • Khuếch tán: Sự chuyển dịch chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
  • Hấp phụ (adsorption): chất hòa tan bám dính vào màng lọc khi máu đi qua màng. Khi màng lọc bị các phân tử độc chất lấp đầy (bão hòa) thì phải thay mới vì màng không còn tác dụng.
Lọc máu
Các cơ chế của lọc máu: siêu lọc, đối lưu, khuếch tán, hấp thụ,..

4. Bệnh nhân ngộ độc được chỉ định lọc máu khi nào?

Lọc máu được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Chỉ định lọc máu do bệnh nhân có các vấn đề của thận
  • Bệnh nhân thiểu niệu không do tắc nghẽn (< 400ml/24h) hoặc vô niệu
  • Bệnh nhân toan máu nặng (pH < 7.1)
  • Bệnh nhân tăng ure máu > 30mmol/L
  • Bệnh nhân tăng kali (>6,5mmol/L) hoặc tốc độ tăng K máu nhanh.
  • Rối loạn Na máu nặng: 160 < Na < 115 mmol/l.
  • Bệnh nhân suy thận cấp trong bệnh cảnh suy đa tạng.

Các chỉ định lọc máu không do thận:

Phù não
Bệnh nhân phù não chỉ định lọc máu không do thận

5. Chỉ định lọc máu trong ngộ độc khi nào

Ngoài các chỉ định lọc máu trên, nếu bệnh nhân bị ngộ độc sẽ được chỉ định lọc máu trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân suy thận mà độc chất đó thải trừ chủ yếu qua thận
  • Bệnh nhân suy gan mà chất độc được chuyển hóa và thải trừ chính qua gan.
  • Ngộ độc các chất giải phóng chậm.
  • Bệnh nhân nôn nhiều làm cản trở việc uống than hoạt để hấp phụ các chất độc ở đường tiêu hóa đặc biệt trong ngộ độc cấp Theophylin.
  • Ngộ độc có nguy cơ bị biến chứng nặng hoặc biến chứng không hồi phục.
  • Ngộ độc chất chưa có chất kháng độc hoặc chất kháng độc chưa hiệu quả (không lọc máu trong trường hợp ngộ độc digoxin nếu đã có Fab-digibind)
suy gan cấp tính
Bệnh nhân suy gan được chỉ định thực hiện lọc máu

6. Mục đích của việc lọc máu trong ngộ độc

Mục đích của việc lọc máu là làm tăng đào thải chất độc còn tồn tại trong máu dưới dạng tự do, chưa phân bố vào các mô hoặc chuẩn bị chuyển hóa tại gan, phổi (oxidase), ruột... Tuy nhiên, không phải chất độc nào cũng lọc được. Để quyết định việc lọc máu trong ngộ độc, ngoài tình trạng của bệnh nhân kể trên, hiệu quả của việc lọc máu còn phụ thuộc vào dược động học của chất độc:

  • Trọng lượng phân tử (TLPT - MW): phân tử cần lọc phải có kích thước nhỏ hơn lỗ của màng lọc. Ví dụ, phương pháp lọc máu thận nhân tạo ngắt quãng hiệu quả cho những chất độc có trọng lượng phân tử < 500 dalton.
  • Thể tích phân bố (Vd): Vd càng lớn thì chất độc càng phân bố nhiều vào các mô, chỉ một lượng nhỏ lưu hành trong máu. Thuốc độc muốn loại bỏ được nhiều qua phương pháp lọc máu thì cần có Vd thấp.
  • Tỷ lệ gắn protein huyết tương (protein binding): Khi vào máu, chất độc nào gắn với protein sẽ không được chuyển hóa (ví dụ chuyển hóa tại gan), không được đào thải (ví dụ đào thải qua thận..). Khi đó, phương pháp lọc máu cũng không thải được, chỉ khi protein trong máu máu bị bão hòa, không còn protein để gắn thì lượng thuốc ở dạng tự do sẽ tăng, lúc này sẽ thuận lợi hơn cho việc lọc máu.
  • Độ thanh thải (clearance) của chất đó: Clearance thấp thì khả năng tự đào thải của chất độc thấp, lúc này lọc máu cho hiệu quả. Mặt khác, đối với bệnh nhân suy thận sẽ làm giảm clearance của tất cả các chất, làm tăng ngộ độc.

Nếu tình trạng ngộ độc không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong cho người bệnh. Theo đó, phương pháp lọc máu được đánh là phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên phương pháp này còn dựa trên dược động học của chất độc, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phác đồ điều trị cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện quy định lọc máu trong việc cấp cứu, điều trị nhiều bệnh lý. Theo đó, kỹ thuật lọc máu tại Vinmec đều tuân theo quy trình chuẩn, khép kín, nghiêm ngặt đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Đặc biệt các quy trình thăm khám và thực hiện lọc máu đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao được đào tạo bài bản và vận hành trên hệ thống máy móc hiện đại đem lại kết quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.

Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan