Uống thuốc ngủ có hại không?

Trước những áp lực cuộc sống ngày càng nhiều, không chỉ người già mà người trẻ cũng có nguy cơ cao bị mất ngủ. Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu tỉnh táo mà lâu dần còn gây ra nhiều vấn đề bệnh lý khác cho sức khỏe. Vậy khi bị mất ngủ, uống thuốc ngủ nhiều có hại cho sức khỏe không?

1. Cơ chế hoạt động của thuốc ngủ

Khi thuốc ngủ đi vào cơ thể chúng có nhiệm vụ chính là giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, có giấc ngủ sâu hơn như giấc ngủ sinh lý bình thường. Thuốc hoạt động bằng cách tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp bạn nhanh chóng tìm đến giấc ngủ khi đang bị khó ngủ.

Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà liều lượng thuốc ngủ sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau. Về cơ bản, ở liều dùng thấp thuốc có tác dụng tốt trong việc an thần, ngược lại khi dùng ở liều lượng cao bạn có thể rơi vào tình trạng hôn mê, nguy hiểm hơn chính là ngộ độc thuốc ngủ. Bởi thế, trước khi có ý định sử dụng thuốc ngủ bạn cần đi kiểm tra sức khỏe và uống theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Các loại thuốc được dùng trong điều trị mất ngủ

Hiện nay một vài loại thuốc được khuyến cáo dùng trong trường hợp bị mất ngủ như:

  • Benzodiazepines: Thuốc có hiệu quả để điều trị các vấn đề về giấc ngủ chẳng hạn như mộng du và chứng sợ hãi ban đêm. Thuốc nên được dùng theo đơn thuốc, bởi dùng sai liều có thể gây nghiện và lệ thuộc rất nhiều vào thuốc.
  • Doxepine: Thuốc được khuyên dùng cho người có tiền sử khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Eszopiclone: Khi dùng Eszopiclone bạn sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Thuốc chỉ dùng cho trường hợp bị mất ngủ, nếu bạn vẫn có thể ngủ được nhưng ngủ ít không nhất thiết phải dùng Eszopiclone
  • Lemborexant: Lemborexant cũng được dùng cho người khó ngủ. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế một phần của hệ thống thần kinh trung tâm. Một hạn chế khác của thuốc là khi dùng bạn vẫn có cảm giác buồn ngủ vào hôm sau. Điều này khiến cho bạn đôi khi thiếu tỉnh táo trong công việc.
  • Ramelteon: Thuốc có thể được kê đơn để sử dụng lâu dài và thuốc không có bằng chứng về việc lạm dụng hoặc phụ thuộc.

Đây là những loại thuốc có tác dụng ở mức nhẹ và vừa đủ. Ngoài ra còn một số loại thuốc ngủ có tác dụng mạnh như: Thuốc Seduxen, thuốc Diazepam, thuốc GHB... Tuy nhiên khi dùng những loại thuốc này bạn cần hết sức cẩn trọng, bởi thuốc chỉ được khuyên dùng một số đối tượng nhất định.

3. Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì không?

Trước câu hỏi, uống thuốc an thần nhiều có hại không? thì câu trả lời là có!

Không chỉ thuốc ngủ, bất cứ loại thuốc nào dùng nhiều, không đúng chỉ dẫn đều có thể gây hại cho sức khỏe. Đối với thuốc ngủ nếu dùng quá nhiều, bạn có thể gặp phải một số tình trạng sức khỏe sau:

  • Ngủ mê quá mức và khó kiểm soát được hành vi của bản thân
  • Dùng nhiều thuốc ngủ, có thể khiến bạn lệ thuộc vào thuốc, khó tìm lại được giấc ngủ sinh lý bình thường.
  • Nhịp thở không đều: Dùng quá liều thuốc ngủ có thể khiến bạn gặp biểu hiện thở chậm hoặc rối loạn chức năng thở. Trong trường hợp nếu người sử dụng thuốc ngủ thở hổn hển hoặc ngừng thở và mất ý thức. Đây là trường hợp nguy hiểm và nặng nhất.
  • Uống nhiều thuốc ngủ khiến đầu óc khó tỉnh táo, cơ thể thường trong cảm giác mệt mỏi...
  • Nếu người lớn tuổi dùng thuốc ngủ có thể gây ra tình trạng lú lẫn, suy giảm trí nhớ...
  • Thuốc ngủ nếu dùng hàm lượng lớn trong 1 lần có thể gây ngộ độc và chết người.

Vì thế, không phải ai mất ngủ cũng nên dùng thuốc ngủ. Đặc biệt với những người trên 65 tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe không nên dùng thuốc ngủ trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

4. Khi dùng thuốc ngủ cần lưu ý những gì?

Bạn chỉ nên coi thuốc ngủ là loại thuốc hỗ trợ cơ thể trong thời gian bị mất ngủ vì một vấn đề nào đó. Không nên dùng thường xuyên và lạm dụng quá nhiều, bởi điều đó tiềm ẩn rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một vài lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc ngủ gồm có:

  • Không nên dùng rượu bia khi uống thuốc ngủ, bởi điều này có thể làm tăng tác dụng của thuốc và dẫn tới nguy cơ ngộ độc.
  • Khi dùng thuốc ngủ bạn không nên ăn quá no vào bữa tối. Bởi điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể khó ngủ hơn.
  • Thông thường thuốc ngủ có tác dụng trong vòng từ 6 - 8 giờ, vì vậy bạn cần phải được tư vấn hoặc canh thời gian để ngủ, tránh trường hợp uống thuốc quá muộn hay thức dậy quá sớm.
  • Thuốc nên được dùng đúng theo chỉ dẫn, không tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Khi bị mất ngủ trước hết nên thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi để xem tình trạng mất ngủ có cải thiện không, sau đó mới nên dùng thuốc. Đôi khi mất ngủ chỉ đến từ những tác động khách quan bên ngoài thì không nên dùng thuốc.

Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, uống thuốc ngủ có hại không? Bạn nên cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để dùng thuốc ngủ nếu cơ thể gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên do căng thẳng hoặc vấn đề nào đó gây nên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan