Triệu chứng và hình ảnh áp xe quanh amidan

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Tuấn - Bác sĩ Tai mũi họng - Phẫu thuật đầu cổ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Áp xe quanh amidan và viêm tấy quanh Amidan là những tình trạng nhiễm trùng họng cấp tính phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người lớn. Các triệu chứng áp xe quanh amidan bao gồm đau họng nhiều, giọng ngậm hạt thị, khít hàm và đẩy lệch lưỡi gà. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng áp xe quanh amidan có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

1. Áp xe quanh amidan là gì?

Áp xe quanh amidan thường là biến chứng của viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn có một túi đầy mủ nằm gần một bên amidan.

Áp xe quanh amidan thường xuất hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm gặp vì bệnh nhân thường được điều trị dứt điểm viêm amidan bằng thuốc kháng sinh, tránh dẫn đến biến chứng áp xe.

2. Triệu chứng áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan là biến chứng từ viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn nên các triệu chứng sẽ tương tự với hai căn bệnh này. Các biểu hiện áp xe quanh amidan gồm:

  • Nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc cả hai bên amidan.
  • Sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh hoặc không.
  • Khó há to miệng.
  • Khó nhai nuốt thức ăn.
  • Khó nuốt nước bọt.
  • Sưng mặt hoặc cổ.
  • Đau đầu.
  • Giọng nói như nghẹt lại.
  • Đau họng thường đau nặng hơn ở một bên.
  • Sưng các hạch ở cổ hoặc hàm và thường đau khi bạn chạm vào đó.
  • Đau tai ở cùng bên với đau họng.
  • Hôi miệng.

Ngoài ra, áp xe quanh amidan có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như:

  • Nhiễm trùng phổi.
  • Tắc nghẽn đường thở.
  • Nhiễm trùng lan đến cổ họng, miệng, cổ và ngực.
  • Vỡ áp xe.

Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe quanh amidan có thể gây nhiễm trùng khắp cơ thể, thậm chí là chặn đường thở.

trieu-chung-va-hinh-anh-ap-xe-quanh-amidan-1
Hạch xuất hiện ở vùng cổ do áp xe quanh amidan gây ra

3. Áp xe quanh amidan khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau họng kèm theo sốt hoặc các triệu chứng khác, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, nếu bạn bị đau họng và khó nuốt, khó thở, khó nói hoặc có dấu hiệu của tắc đường thở, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

4. Nguyên nhân gây áp xe quanh amidan

Như đã đề cập ở trên, áp xe quanh amidan là một biến chứng của viêm amidan. Khi tình trạng nhiễm trùng lan ra các khu vực xung quanh amidan và hình thành áp xe.

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cũng như nhiễm trùng răng và nướu cũng có thể gây áp xe quanh amidan. Trong một số trường hợp hiếm, áp xe xung quanh amidan có thể không do nhiễm trùng mà là do viêm tuyến nước bọt gây ra.

5. Những phương pháp nào giúp chẩn đoán áp xe quanh amidan?

Đầu tiên, để chẩn đoán bệnh áp xe quanh amidan, bác sĩ sẽ thăm khám, quan sát cổ họng và miệng của bạn. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu dịch trong họng để chẩn đoán xác định. Các dấu hiệu giúp chẩn đoán áp xe quanh amidan bao gồm:

  • Sưng ở một bên cổ họng.
  • Sưng trên vòm miệng.
  • Đỏ và sưng ở cổ họng.
  • Phì đại hạch bạch huyết ở một bên cổ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn chụp CT hoặc MRI để có thể quan sát khối áp xe rõ hơn. Bác sĩ cũng lấy mẫu dịch áp xe bằng kim để xác định xem có nhiễm trùng không.

6. Các phương pháp điều trị áp xe quanh amidan

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe quanh amidan. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dẫn lưu mủ áp xe để tăng tốc độ chữa lành. Tùy vào từng giai đoạn và triệu chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn viêm tấy quanh amidan là giai đoạn trung gian giữa viêm amidan cấp và áp xe quanh amidan. Trong giai đoạn này, chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
  • Khi bị áp xe quanh amidan có mủ thì phương pháp điều trị là chích rạch khối áp xe dẫn lưu mủ, cần giữ cho vết rạch luôn mở khoảng 3 ngày; kết hợp với điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh tiêm hay truyền tĩnh mạch, sử dụng thuốc chống cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí; cùng với đó là dùng thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt,...

Nếu bạn không thể ăn hoặc uống, bác sĩ có thể cho bạn truyền dịch. Nếu họng bạn quá đau, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắt amidan nếu áp xe tái phát để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

trieu-chung-va-hinh-anh-ap-xe-quanh-amidan-2
Chích rạch khối áp xe quanh amidan

7. Áp xe quanh amidan nguy hiểm như thế nào?

Áp xe quanh amidan thường sẽ khỏi và không gây ra biến chứng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, áp xe có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

8. Phòng ngừa áp xe quanh amidan

Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để có thể phòng ngừa áp xe quanh amidan là hạn chế những nguy cơ gây viêm amidan và viêm họng như: Không hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và điều trị nhiễm trùng răng miệng đúng cách.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan