Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Tất cả trẻ sơ sinh đều có sự phát triển với tốc độ khác nhau, tuy nhiên sẽ có những thông tin nhất định về từng giai đoạn phát triển của trẻ. Bây giờ trẻ đã 10 tháng tuổi và bạn đã nhận ra rằng trẻ đã có rất nhiều sự thay đổi lớn. Trẻ độc lập hơn, thích chơi đùa và giao tiếp với mọi người hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc của trẻ 10 tháng tuổi.

1. Kỹ năng vận động của trẻ 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi đang tận hưởng sự tự do khám phá thế giới xung quanh theo nhiều cách khác nhau. Trẻ ở tuổi này có thể bò, di chuyển từ vị trí ngồi sang đứng, ngồi xổm hoặc ngồi xuống và đi vòng quanh trong khi cầm đồ vật hoặc cầm tay bạn. Trong một vài tháng nữa, trẻ sẽ di chuyển nhanh hơn và nhiều hơn.

Lúc 10 tháng, sự phối hợp giữa các kỹ năng vận động của bé đã được cải thiện rất nhiều. Trẻ em ở độ tuổi này khá giỏi trong việc nhặt những đồ vật nhỏ. Trẻ cũng có thể phát hiện ra các vật phẩm dễ dàng ở độ tuổi này và nhanh chóng lấy chúng. Bạn cần đảm bảo rằng bạn giữ tất cả những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ, khiến trẻ bị ngạt thở khi nuốt phải, chẳng hạn như tiền xu và các vật dụng nhỏ khác, ngoài tầm với của trẻ.

Vào thời gian này, trẻ đang hứng thú trong việc tìm cách lắp những vật nhỏ hơn vào những vật lớn hơn. Trẻ 10 tháng tuổi có kỹ năng cầm đồ chơi bằng một tay trong khi sử dụng tay kia để làm nhiệm vụ khác.

2. Sự phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc của trẻ 10 tháng tuổi

Khi mọc răng trẻ cũng có biểu hiện quấy khóc như Wonder Weeks
Trẻ đều đã bắt đầu mọc răng khi 10 tháng tuổi

Gần như tất cả trẻ 10 tháng tuổi đều đã bắt đầu mọc răng và một số trẻ đã có thể mọc hết răng cửa. Điều này giúp trẻ nhai một số thứ như bánh mì giòn....Ngay khi những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ, đồng thời giúp bé yêu làm quen với việc đánh răng nhẹ nhàng và hương vị của kem đánh răng.

Trẻ có thể sử dụng hai tay một cách độc lập, tay này có thể cầm nắm đồ vật trong khi tay kia đang làm nhiệm vụ khác. Trẻ sẽ rất hứng thú khi vứt bỏ đồ đạc một cách có chủ ý.

Ở giai đoạn này, trẻ có thể bắt đầu di chuyển quanh phòng, xáo trộn đồ đạc trong phòng bạn. Tuy nhiên, nếu trẻ muốn di chuyển tới nơi nào đó một cách nhanh chóng, trẻ sẽ bò thay vì đi, bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc bởi trẻ có thể bò nhanh hơn bạn nghĩ.

Trẻ hiểu được khi bạn nói “ có, không, xin chào, tạm biệt” và có thể vẫy tay, lắc đầu, gật đầu. Trẻ cũng có thể trả lời các câu hỏi đơn giản như “ giày của con ở đâu” và bắt đầu chỉ hoặc tìm kiếm chúng.

10 tháng tuổi, trẻ bắt đầu khó chịu khi bạn để trẻ chơi một mình và rời khỏi phòng. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn phát triển cảm xúc phức tạp ở trẻ, tất cả trẻ em đều trải qua giai đoạn này với các biểu hiện bình thường từ khoảng 10 tháng tuổi, các dấu hiệu có cường độ mạnh nhất vào khoảng 12 đến 15 tháng tuổi, bắt đầu giảm dần từ 2 tuổi. Trẻ sẽ thể hiện sự buồn bã khi chúng bị bỏ lại nhưng điều đó không có gì nghiêm trọng và cho thấy rằng bạn và trẻ đã có sự gắn kết với nhau.

3. Trẻ 10 tháng tuổi sẽ ăn và ngủ như thế nào?

trẻ khó ngủ
Trẻ 10 tháng tuổi cần ngủ trung bình 13 đến 14 giờ mỗi ngày

Khi được 10 tháng tuổi, trẻ sẽ giảm dần các giấc ngủ ngắn giữa ngày. Nếu bạn có ý định bỏ qua giấc ngủ ngắn cho trẻ, tốt hơn nên bỏ qua giấc ngủ ngắn buổi sáng. Một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa sẽ giúp trẻ tỉnh táo suốt buổi chiều và tránh tình trạng cau có, cáu kỉnh trước khi đi ngủ. Nên bù đắp giấc ngủ ngắn bị mất của trẻ bằng cách cho trẻ ngủ thêm một hoặc hai giờ vào ban đêm.

Trung bình một em bé 10 tháng tuổi cần khoảng 13 đến 14 giờ ngủ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn (20 đến 30 phút) và một giấc ngủ trưa dài hơn (2 đến 3 giờ), tuy nhiên thời gian ngủ của trẻ không có sự giống nhau, có thể em bé của bạn cần ngủ nhiều hơn hoặc cũng có thể trẻ ngủ ít hơn những đứa trẻ khác.

Một số trẻ thích có thói quen, trước khi đi ngủ thường ngậm ti giả, ngón tay của trẻ hoặc kéo chăn mền. Một số khác lại thích đập đầu vì lý do tương tự, trẻ nhịp nhàng đập đầu vào cũi, bạn không nên lo lắng khi trẻ làm điều này, trông thì có vẻ đáng sợ nhưng trẻ làm điều này là vì trẻ đang buồn ngủ. Vì vậy, trừ khi trẻ tự làm mình bị thương, đừng cố ngăn cả vì đây là sự phát triển bình thường của trẻ ở giai đoạn này.

Sẽ có những ngày con bạn ăn nhiều hơn bình thường, tuy nhiên, khi được 10 tháng tuổi, trẻ đã dần ổn định lượng thức ăn hàng ngày và bạn cũng nhận ra được những loại thức ăn nào mà trẻ không thích, những loại nào mà trẻ hứng thú. Sẽ có những thời điểm, trẻ từ chối những thức ăn mà bạn đã chuẩn bị kể cả những thứ mà trẻ rất thích, không nên ép trẻ bởi trẻ sẽ ăn khi đói, hãy để trẻ được tự quyết định.

Ở độ tuổi này, trẻ thích được tự cầm nắm đồ ăn hoặc tự sử dụng thìa. Điều này khiến trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong giờ ăn.

Vitamin D
Cần cho trẻ uống vitamin hàng ngày trừ khi trẻ được uống nhiều sữa công thức

Điều quan trọng bạn cần lưu ý khi trẻ ở độ tuổi này là trẻ thường không thích ăn rau, thậm chí có thể nhổ chúng ra, tuy nhiên bạn không nên từ bỏ việc luyện tập cho trẻ ăn rau. Bạn không cần phải ép trẻ ăn, hãy cho trẻ làm quen với rau trước khi trẻ quyết định thử. Kiên trì chính là chìa khóa.

Bây giờ em bé của bạn có thể thưởng thức những miếng thức ăn mềm với kích thước lớn hơn và nhiều loại thực phẩm khác, vì vậy nếu trẻ vẫn thích thực phẩm xay nhuyễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nhu cầu sữa của trẻ vào khoảng 500ml sữa mỗi ngày, thường được chia làm 3 lần (vào sáng sớm, sau bữa trưa và lúc đi ngủ).

Cho đến khi trẻ được 5 tuổi, bạn cần cho trẻ uống vitamin hàng ngày, bao gồm vitamin A, CD trừ khi trẻ được uống nhiều sữa công thức mỗi ngày.

Bạn có thể khuyến khích trẻ bằng một số hoạt động sau:

  • Mặc dù em bé của bạn chưa thể nói chuyện, tuy nhiên hãy cho trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện. Chẳng hạn như trả lời những câu nói bập bẹ của trẻ hoặc tiếp tục trò chuyện bằng cách sử dụng thú nhồi bông hoặc con rối. Bạn sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục nói và học từ mới.
  • Cho trẻ nghe các giai điệu. Bất kỳ loại nhạc nào cũng sẽ khuyến khích trẻ , cho dù đó là nhạc pop, nhạc thiếu nhi ...Em bé của bạn sẽ thích nhảy theo nhịp điệu.
  • Giấu đồ chơi và giúp trẻ tìm kiếm chúng để trẻ làm quen với suy nghĩ mọi thứ vẫn tiếp tục tồn tại, ngay cả khi trẻ không thể nhìn thấy chúng.
  • Khi được 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể bập bẹ, giao tiếp bằng mắt và đáp lại lời nói và hành động của bạn.

Nếu bạn lo lắng rằng em bé của bạn chậm giao tiếp, hãy gọi bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Trẻ 10 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Pregnancybirthbaby.org.au; webmd.com; emmasdiary.co.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan