Tìm hiểu định lượng kháng thể kháng Sm

Lupus là căn bệnh khá phổ biến với độ tiến triển khó có thể dự báo trước. Định lượng kháng thể kháng Sm là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong công tác phát hiện và chẩn đoán các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ.

1. Kháng thể kháng Sm là gì?

Kháng thể kháng Smith là một loại tự kháng thể có vai trò quan trọng đối với thực hành lâm sàng. Anti-Sm có khả năng kháng trực tiếp 7 protein nhân của nhân tế bào, cụ thể là B/B’, D1, D2, D3, E, F, G.

Theo nghiên cứu, anti-Sm hiện diện với tần suất từ 5 - 30% ở các bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ hệ thống, trong đó 5% là kết quả từ các nghiên cứu ở Châu Âu và 30% là kết quả từ các nghiên cứu ở Bắc Mỹ. Trên kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, anti-Sm sẽ phát quang dưới dạng hình lốm đốm. Anti-Sm là một kháng thể đặc hiệu của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống nhưng lại ít được áp dụng để chẩn đoán bệnh lupus hơn là xét nghiệm kháng DNA. Trong một vài trường hợp, anti-Sm có thể được kết hợp với kháng thể RNP, tuy nhiên kháng thể RNP thường xuất hiện chậm hơn.

2. Đặc điểm của kháng thể kháng Sm

Các loại Anti-Sm thường gặp là SLE (30%) và MCTD (8%). Kháng thể anti-Smith có nồng độ tương đối ổn định và ít thay đổi. Mặc dù trong các nghiên cứu trước kia mối liên hệ giữa anti-Sm và mức độ hoạt động của bệnh đã được chỉ ra. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu mới nhất gần đây đã cho thấy rằng không hề có bất kỳ sự liên quan nào giữa anti-Sm và mức độ hoạt động của bệnh.

Nghiên cứu của Alba cùng các cộng sự đã chỉ ra sự liên quan giữa anti-Sm và tổn thương thận, cụ thể là viêm cầu thận lupus. Ngoài ra, còn có một số tác giả cho rằng một trong các yếu tố dự đoán tổn thương thận thầm lặng ở bệnh nhân SLE chính là anti-Sm.

Bên cạnh đó, anti-Sm cũng có liên quan đến những tổn thương nặng như rối loạn tâm thần, tổn thương thần kinh, viêm mạch.

Viêm cầu thận
Nghiên cứu của Alba cùng các cộng sự đã chỉ ra sự liên quan giữa anti-Sm và tổn thương thận, cụ thể là viêm cầu thận lupus

3. Quy trình định lượng kháng thể kháng Sm

3.1 Trước khi tiến hành xét nghiệm

Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Sm thực chất là một loại xét nghiệm máu. Vì vậy mà trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh không cần nhịn ăn hay chuẩn bị gì đặc biệt. Nếu có bất kỳ lưu ý gì cụ thể, bác sĩ sẽ giải thích rõ trước khi xét nghiệm được thực hiện.

3.2 Quá trình thực hiện định lượng kháng thể kháng Sm

Định lượng kháng thể kháng Sm được tiến hành theo từng bước tuần tự như sau:

  • Chuyên viên y tế sẽ quấn quanh tay người bệnh một dải băng để ngăn sự lưu thông của máu
  • Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế chuyên dụng
  • Mẫu bệnh phẩm được sử dụng thường là máu tĩnh mạch nên kim tiêm sẽ được tiêm vào tĩnh mạch để lấy máu. Bước này có thể được thực hiện nhiều hơn 1 lần trong trường hợp cần thiết
  • Gắn ống để máu chảy ra một lượng vừa đủ thì tháo dải băng quanh tay
  • Vệ sinh và sát trùng lại vị trí vừa lấy máu bằng bông gòn hoặc thoa miếng gạc băng
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa lấy máu

3.3 Lưu ý sau khi thực hiện xét nghiệm

Mức độ đau của bạn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Mức độ nhạy cảm với cơn đau, tình trạng tĩnh mạch hay kỹ thuật lấy máu của chuyên viên y tế. Tuy nhiên, hầu hết quy trình lấy máu định lượng kháng thể kháng Sm sẽ không gây cho bạn cảm giác quá đau đớn, thường chỉ có cảm giác như kim chích hay kiến đốt.

Sau khi hoàn tất quá trình lấy mẫu, bạn cần lưu ý ép nhẹ tay lên băng gạc để giúp kìm máu tại vùng chọc kim. Ngoài ra, bạn không cần lưu ý thêm điều gì mà có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau đó.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng thường là máu tĩnh mạch

3.4 Hướng dẫn đọc kết quả định lượng kháng thể kháng Sm

Kết quả định lượng kháng thể kháng Sm có thể đưa ra dưới 2 dạng:

Kết quả âm tính: Nghĩa là người bệnh hoàn toàn bình thường

Kết quả dương tính: Tùy vào sự tăng bất thường ở từng loại kháng thể mà có thể đưa ra kết luận bệnh khác nhau. Cụ thể:

  • Tăng lượng kháng thể kháng Sm: chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Tăng lượng kháng thể kháng RNP: Lupus ban đỏ hệ thống, Lupus ban đỏ dạng đĩa hoặc bệnh mô liên kết hỗn hợp.
  • Tăng kháng thể kháng Jo-1: Viêm cơ tự miễn hay xơ hóa phổi.

Giữa các cơ sở thực hiện xét nghiệm sẽ có khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật định lượng kháng thể kháng Smith không thống nhất và sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Để hiểu rõ hơn về kết quả định lượng của mình, người bệnh có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu định lượng kháng thể kháng Sm nói riêng và các kháng thể kháng nhân nói chung có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh tự miễn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan