Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Có rất nhiều người trưởng thành bị tiền tiểu đường nhưng không biết. Vậy tiền tiểu đường có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào giúp kiểm soát tình trạng bệnh?

1. Tiền tiểu đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Tiền đái tháo đường là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn ngừa hoặc trì hoãn phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 bằng cách cải thiện lối sống và đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường. Tuy nhiên, cần phải khẳng định tiền đái tháo đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và nó làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim và đột quỵ.

Ung thư tuyến tụy gây ra bệnh tiểu đường
Tiền đái tháo đường là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2

2. Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể diễn ra từ từ và thường có thể tiến triển mà không cần báo trước. Theo thời gian, có quá nhiều glucose (đường) trong máu có thể làm hỏng một số cơ quan. Đây thường được gọi là "biến chứng" của bệnh tiểu đường và các biến chứng phổ biến bao gồm:

  • Làm cho hệ tim và mạch máu bị tổn thương: Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, bao gồm xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi và bệnh thận.
  • Gây tổn thương thần kinh: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh, một tình trạng được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến tê ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân hoặc ngứa ran, bỏng rát hoặc đau nhức thường bắt đầu ở ngón tay hoặc ngón chân và lan dần lên trên. Các triệu chứng của tổn thương dây thần kinh này cũng có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, các vấn đề về chức năng tình dục, chóng mặt và các triệu chứng khác.
  • Gây tổn thương thận: Thận rất quan trọng để lọc máu. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng chúng khiến chúng không còn hoạt động hiệu quả, cần phải chạy thận hoặc cấy ghép.
  • Gây tổn thương mắt: Tổn thương mạch máu trong mắt cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa cũng như làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Gây tổn thương chân: Đôi chân cũng dễ bị tổn thương thần kinh và mạch máu do lượng đường trong máu cao kéo dài. Các vết cắt nhỏ và vết phồng rộp có thể dẫn đến loét, nhiễm trùng và cắt cụt chi trong những trường hợp nghiêm trọng.
  • Gây ra các vấn đề về da và miệng: Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da cũng như nhiễm trùng miệng và bệnh nướu răng.
  • Gây loãng xương: Loãng xương là một rối loạn khiến xương của bạn trở nên giòn và dễ bị gãy. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Bệnh Alzheimer: Kiểm soát lượng đường trong máu kém có thể gây ra một số ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer sau này trong cuộc sống. Nguyên nhân tại sao vẫn chưa rõ, nhưng các tế bào não được cung cấp năng lượng bởi glucose và khi các tế bào không thể tiếp cận nguồn cung cấp nhiên liệu cần thiết, các tế bào não có thể bị hư hỏng.
Chế độ ăn cho bệnh tiểu đường
Theo thời gian, có quá nhiều glucose (đường) trong máu có thể làm hỏng một số cơ quan

3. Tiền tiểu đường và những vấn đề liên quan đến thận

Tiền tiểu đường mô tả tình trạng của một người đang trên đường phát triển bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường là tên gọi mới của tình trạng lượng đường (glucose) trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

Mặc dù bệnh tiểu đường không hoàn toàn bùng phát, nhưng lượng đường cao trong giai đoạn tiền tiểu đường có thể gây ra các vấn đề khắp cơ thể. Một trong những cơ quan chính có thể bị tổn thương đó là thận. Theo nghiên cứu, những người bị tiền tiểu đường thường mắc bệnh thận mãn tính không được phát hiện. Trong nghiên cứu lớn này, hơn một phần ba số người bị tiền tiểu đường được phát hiện có hai dấu hiệu của bệnh thận là protein trong nước tiểu (gọi là albumin niệu). Albumin niệu không bình thường và tình trạng giảm mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Đây là thước đo mức độ hoạt động của thận, eGFR cho biết giai đoạn của bệnh thận.

Ở những người bị tiền tiểu đường, giai đoạn của bệnh thận mãn tính cũng tiến triển như những người bị tiểu đường. Nhiều người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường được phát hiện mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn 3 hoặc 4. Có 5 giai đoạn của bệnh thận mãn tính. Khi bệnh đến giai đoạn 5, người bệnh sẽ cần đến liệu pháp thay thế thận, có thể là ghép hoặc lọc máu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: kidney.org, heart.org, diabetes.org.uk, cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan