Thoái hóa van 2 lá có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Theo nghiên cứu, thoái hóa van 2 lá được xem là một trong những dạng thường gặp nhất của bệnh thực thể van 2 lá tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác. Vậy bệnh thoái hóa van 2 lá có nguy hiểm không?

1. Thoái hóa van 2 lá là bệnh gì?

Thoái hóa van 2 lá là tình trạng xảy ra khi mô liên kết van hai lá có sự thay đổi về hình thái học gây ra những tổn thương thoái hóa. Từ đó khiến các lá van bị sa và dẫn đến nhiều mức độ hở van hai lá.

Thoái hóa van 2 lá có hai dạng chính:

  • Bệnh Barlow
  • Thiếu xơ chun van 2 lá (fibroelastic deficiency)
Thiếu xơ chun van 2 lá (fibroelastic deficiency)
Hình ảnh thiếu xơ chun van 2 lá (fibroelastic deficiency)

2. Các dạng bệnh lý thoái hóa van 2 lá

Bên cạnh 2 dạng thoái hóa van 2 lá kể trên:

2.1 Bệnh Barlow

Bệnh Barlow có thể xuất hiện dưới 2 dạng bệnh nguyên, tổn thương mô học và tổn thương đại thể.

  • Bệnh nguyên, tổn thương mô học: không rõ nguyên nhân, trong một số trường hợp có liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình. Tình trạng thoái hóa van này là khi cả 3 lớp cấu trúc của lá van đều bị phá hủy kèm theo thâm nhiễm nhầy lá van 2 lá, cuối cùng dẫn đến sự thừa mô van 2 lásự dày van 2 lá.
  • Tổn thương đại thể: là tình trạng tổn thương dạng sóng hoặc tình trạng sa của nhiều phân đoạn van. Lúc này, lá van trước thường có sự dư thừa lớn vượt mức, trong khi lá van sau có nhiều phân đoạn bị dày lên và thừa mô van.

Một số biểu hiện lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh Barlow như:

  • Thường là người trẻ dưới 40 tuổi, nhiều nữ giới mắc hơn so với nam giới và có thể không có những triệu chứng cơ năng.
  • Khi nghe tim có thể thấy tiếng click giữa tâm thu và tiếng thổi cuối tâm thu.
  • Xem xét và chẩn đoán dựa trên tiền sử theo dõi tiếng thổi tim hoặc tiền sử gia đình có mắc sa van hai lá hay không.
  • Người bệnh có các biểu hiện như mệt, hồi hộp, khó thở hoặc bị suy tim.
Van hai lá barlow
Tổn thương đại thể van 2 lá trong bệnh Barlow

2.2 Thiếu xơ chun van 2 lá

Cũng như Barlow, thiếu xơ chun van 2 lá cũng có thể chia thành 2 trường hợp:

  • Bệnh nguyên, tổn thương mô học: các mô liên kết trong thiếu xơ chun thiếu hụt các chất như elastin, collagen, proteoglycan khiến cho lá van trở nên mảnh mai hơn. Trong khi đó, 3 lớp cấu trúc của mô lá van vẫn được bảo tồn toàn vẹn.
  • Tổn thương đại thể: lá van có kích thước bình thường nhưng mảnh hơn, ở phân đoạn bị sa lá van có thể bị giãn rộng. Dây chằng mảnh, thiếu, đứt cũng là nguyên nhân dẫn đến hở van 2 lá, sa van 2 lá.

Diễn biến lâm sàng ở thiếu xơ chun van 2 lá:

  • Thường gặp ở người trung niên hoặc lớn tuổi.
  • Không có biểu hiện cụ thể cho đến khi dây chằng bị đứt.
  • Có thể có dấu hiệu suy tim.
  • Khi nghe tim có thể nghe được tiếng thổi toàn tâm thu.

Các bệnh lý thoái hóa van 2 lá khác

Bên cạnh 2 dạng thoái hóa van 2 lá kể trên, còn có một số bệnh lý thoái hóa van 2 lá khác như:

  • Bệnh Marfan với 3 bất thường chính: bất thường về mắt, về tim mạch, về hình thái và xương.
  • Hội chứng Ehlers – Danlos
  • Thoái hóa vòng van 2 lá
Siêu âm tim van 2 lá
Thiếu xơ chun van 2 lá trên hình ảnh siêu âm tim

3. Thoái hóa van 2 lá có nguy hiểm?

Phần lớn các trường hợp thoái hóa van 2 lá không biểu hiện triệu chứng đặc trưng nào. Khi thoái hóa van 2 lá ở giai đoạn nhẹ thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Một số triệu chứng có thể gặp như: chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực. Tuy nhiên những triệu chứng này đôi khi bị bỏ qua vì sự chủ quan của người bệnh.

Thoái hóa van 2 lá nếu không được phát hiện và điều trị sớm, mỗi khi tim co bóp sẽ khiến tình trạng máu chảy ngược vào nhĩ trái diễn ra thường xuyên hơn, từ đó dẫn tới hở van 2 lá. Sau nhiều năm, hở van 2 lá có thể diễn biến nặng khiến có tim yếu dần, thậm chí xuất hiện các triệu chứng suy tim sung huyết.

Chính vì vậy, tuy ban đầu thoái hóa van 2 lá có thể không gây ra nguy hiểm gì nhưng người bệnh vẫn nên tái khám định kỳ để theo dõi trong trường hợp đã được chẩn đoán thoái hóa van 2 lá. Điều này có thể hạn chế được tối đa các triệu chứng nặng về sau.

4. Chẩn đoán và điều trị thoái hóa van 2 lá

Để chẩn đoán thoái hóa van 2 lá, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tiền sử bệnh lý tim mạch của người bệnh kết hợp với các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, khó thở, phù chân,... Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe tim để kiểm tra những âm thanh đặc trưng của bệnh thoái hóa van 2 lá.

Cuối cùng, tùy tình trạng cụ thể của người bệnh mà một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định như: siêu âm tim, chụp X-quang tim phổi, điện tâm đồ,...

Với các trường hợp thoái hóa van 2 lá không có triệu chứng thì có thể chưa cần tiến hành điều trị. Một số người có tình trạng bệnh nặng hơn thì có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị hoặc tiến hành phẫu thuật khi cần thiết.

Siêu âm tim
Siêu âm tim giúp chẩn đoán bệnh thoái hóa van 2 lá

5. Lời khuyên dành cho người bị thoái hóa van 2 lá

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa van 2 lá ở giai đoạn nhẹ, chưa có biến chứng nặng thì không cần điều trị bằng uống hay làm phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên vì thế mà chủ quan. Người bệnh cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, khoa học:

  • Hạn chế tham gia vào các hoạt động thể lực gắng sức.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, không để cơ thể rơi vào trạng thái stress hay căng thẳng quá mức.
  • Tập thể dục, thư giãn thường xuyên
  • Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tim đập nhanh
    Bệnh sa van 2 lá có cần phẫu thuật không?

    Chào bác sĩ! Năm nay em 23 tuổi, cách đây 8,9 năm em có đi khám ở bệnh viện thì phát hiện bệnh tim mạnh: sa lá trước van 2 lá. Sau đó 1 tuần em chuyển xuống bệnh viện ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Thuốc Bavotin
    Công dụng thuốc Bavotin

    Bavotin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có nhiều công dụng khác nhau như điều trị rối loạn chức năng gan và rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa. Bên cạnh những công dụng hiệu quả của thuốc, người ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vedicard 3,125
    Công dụng thuốc Vedicard 3,125

    Thuốc Vedicard 3,125 là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng bệnh lý tim mạch như là tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,... Vậy thuốc Vedicard 3,125 có công dụng gì ...

    Đọc thêm
  • Enassel
    Công dụng thuốc Enassel

    Thuốc Enassel có công dụng trong điều trị tăng huyết áp, cải thiện sự sống và làm chậm tiến triển bệnh suy tim, giảm số lần nhồi máu cơ tim. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và ...

    Đọc thêm
  • Cardovers 4mg
    Công dụng thuốc Cardovers 4mg

    Thuốc Cardovers 4mg có thành phần hoạt chất chính là Perindopril Erbumin với hàm lượng 4mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ một viên nén. Đây là thuốc điều trị các bệnh lý về tim mạch cụ ...

    Đọc thêm