Tăng sắc tố, giảm sắc tố và làn da của bạn

Sắc tố của da giống như con dao hai lưỡi, vừa có lợi cho sức khỏe vừa là yếu tố gây ảnh hưởng về thẩm mỹ đối với làn da. Sắc tố da có thể bị rối loạn bởi các điều kiện như di truyền, bệnh tật, chuyển hóa nội tiết, dinh dưỡng... và gây ra các tình trạng bệnh do rối loạn sắc tố: Nám da, tàn nhang, sạm da, bệnh bạch tạng, bạch biến.

1. Sắc tố da là gì?

Sắc tố da là màu da của một người, khi người đó khỏe mạnh thì màu da của họ sẽ xuất hiện bình thường. Các tế bào sắc tố da bao gồm:

  • Nguyên bào sắc tố.: Đây là loại tế bào phôi có khả năng tạo ra sắc tố (melanin blaster).
  • Tế bào sắc tố: Đây là loại tế bào vừa sản xuất vừa chứa sắc tố đã trưởng thành.
  • Tế bào chứa sắc tố (melanophore): Đây là tổ chức bào có chức năng của đại thực bào bắt giữ sắc tố và chứa sắc tố.

Trong trường hợp bị bệnh hoặc tình trạng dị thường, màu da có thể thay đổi màu sắc như trở nên tối hơn - tăng sắc tố hoặc trở nên sáng hơn - giảm sắc tố.

2. Tăng sắc tố và làn da

Tăng sắc tố ở da là do sự gia tăng melanin - là chất trong cơ thể chịu trách nhiệm về màu sắc của da (sắc tố). Một số điều kiện gây nên tăng sắc tố da chẳng hạn như: mang thai, bệnh addison- giảm chức năng của tuyến thượng thận,... Chúng có thể gây ra sự sản xuất lớn nhất của melanin và gây ra tình trạng tăng sắc tố hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng là một nguyên nhân gây tăng sắc tố da đồng thời sẽ làm cho làn da tối đi ở các khu vực đã bị tăng sắc tố.

Tăng sắc tố cũng có thể được gây ra bởi các loại thuốc khác nhau bao gồm như: thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp và thuốc chống sốt rét.

tang-sac-giam-sac-va-lan-da-cua-ban-1
Tăng sắc tố do sử dụng thuốc kháng sinh

3. Nám da

Một ví dụ về tình trạng tăng sắc tố da là nám, tình trạng này được đặc trưng bởi các mảng màu nâu hoặc màu rám nắng, phổ biến nhất trên khuôn mặt. Nguyên nhân bị nám tàn nhang có thể xảy ra ở những phụ nữ mang thai và thường được gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Tuy nhiên, nam giới cũng có thể phát triển tình trạng này. Nám ở phụ nữ mang thai đôi khi có thể biến mất sau khi mang thai. Hơn nữa, nó cũng có thể được điều trị bằng một số kem được kê toa như hydroquinone.

Nếu bạn bị nám, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi đi ra ngoài, nên đội một chiếc mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng mọi lúc, đồng thời kem chống nắng nên có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên. Vì ánh sáng mặt trời sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, kem chống nắng có chứa chất ức chế vật lý như: Kẽm oxit hoặc titanium dioxide cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn tia UVA của ánh sáng ban ngày - đây là yếu tố làm cho tình trạng tăng sắc tố trở nên tồi tệ hơn.

tang-sac-giam-sac-va-lan-da-cua-ban-2
Nám da ở phụ nữ mang thai

4. Giảm sắc tố và làn da

Giảm sắc tố ở da là kết quả của việc giảm sản xuất sắc tố melanin. Một vài ví dụ về giảm sắc tố bao gồm:

  • Bệnh bạch biến: Bệnh bạch biến gây ra các mảng trắng và mịn trên da. Ở một số người, những mảng trắng này có thể xuất hiện trên khắp cơ thể. Đây là một trong những tình trạng rối loạn tự miễn dịch trong đó các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Bệnh bạch biến không có cách chữa trị hoàn toàn, nhưng có một số phương pháp điều trị, bao gồm: sử dụng sự che phủ của mỹ phẩm, kem corticosteroid, thuốc ức chế calcineurin (kem Elidel, thuốc mỡ Protopic) hoặc điều trị bằng tia cực tím. Các phương pháp điều trị tại chỗ mới như sử dụng thuốc ức chế Janus Kinase đang được nghiên cứu.
  • Bệnh bạch tạng: Bệnh bạch tạng là một tình trạng rối loạn do di truyền hiếm gặp. Nguyên nhân của bệnh là do không có enzyme sản xuất sắc tố melanin. Cho nên, tình trạng này sẽ dẫn đến việc thiếu hoàn toàn sắc tố ở da, tóc và mắt. Hơn nữa, ở những người bị bệnh bạch tạng sẽ có một gen bất thường hạn chế cơ thể sản xuất melanin. Bệnh bạch tạng không có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Những người mắc bệnh bạch tạng nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc vì làn da sẽ có nhiều khả năng bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và có thể gây ra ung thư da. Những rối loạn sắc tố da này có thể xảy ra trong bất kỳ chủng tộc nào và ở bất kỳ nơi đâu, nhưng bệnh bạch tạng thường phổ biến nhất ở những người da trắng.
  • Mất sắc tố do tổn thương da: Nếu bạn bị nhiễm trùng da, phồng rộp, bỏng hoặc các tổn thương khác trên da, thì làn da của bạn có thể bị mất sắc tố ở những vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tình trạng mất sắc tố này thường không phải là tình trạng xảy ra vĩnh viễn đối với da, nhưng nó có thể cần rất nhiều thời gian để tái tạo sắc tố của làn da. Để hạn chế tình trạng mất sắc tố này, có thể sử dụng mỹ phẩm để che phủ những khu vực da bị mất sắc tố, trong khi cơ thể đang thực hiện quá trình tái tạo sắc tố cho da.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan