Tại sao phải xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường trước khi truyền máu

Bài viết được viết bởi ThS.BS Lê Thị Na - Bác sĩ Huyết học, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các kháng thể bất thường có bản chất là IgG, thường gây phản ứng tan máu ngoài lòng mạch. Các kháng thể bất thường cũng có thể gây tan máu cấp nếu người bệnh có đáp ứng miễn dịch thứ phát (bất đồng mẹ và con).

1. Kháng thể bất thường là gì?

Kháng thể bất thường hệ hồng cầu là các kháng thể đồng loài, chỉ xuất hiện sau một quá trình miễn dịch khi cơ thể người bệnh (hoặc sản phụ) tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của người hiến máu (hoặc của con), nhưng các kháng nguyên này lại không có trên bề mặt hồng cầu của chính họ. Kháng thể bất thường hệ hồng cầu thường xuất hiện ở những người bệnh được truyền máu nhiều lần hoặc ở những sản phụ mang thai, đẻ nhiều lần.

2. Điều kiện để cơ thể sinh kháng thể bất thường

Kháng nguyên
Trường hợp truyền máu không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu càng nhiều có khả năng cơ thể tạo ra kháng thể bất thường cao

  • Sự không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu: Điều kiện bắt buộc phải có là sự không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hồng cầu giữa người hiến máu và người nhận, phải có sự bất đồng kháng nguyên nhóm máu giữa mẹ và con.
  • Khả năng kích thích sinh kháng thể của kháng nguyên: Không phải bất cứ một kháng nguyên nào cũng tạo được một hiện tượng miễn dịch với cường độ như nhau, tính sinh miễn dịch của các kháng nguyên của nhóm máu và giữa các kháng nguyên trong cùng một hệ thống nhóm máu thì cũng khác nhau, khả năng hình thành kháng thể chống D của hệ Rh là mạnh nhất (50%), sau đó đến kháng thể chống K của hệ Kell (5%).
  • Số lần, khoảng cách truyền máu cho người bệnh: Số lần truyền máu không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu càng nhiều, khoảng thời gian giữa các lần truyền máu đủ để cơ thể sinh kháng thể là những yếu tố thuận lợi để cơ thể tạo ra kháng thể bất thường.
  • Mức độ đáp ứng miễn dịch ở từng cá thể: Mỗi cá thể có đáp ứng miễn dịch khác nhau với cùng một loại kháng nguyên nhóm máu.

3.Hậu quả của việc sinh kháng thể bất thường đối với thai phụ và thai nhi

Trẻ sinh non bị vàng da
Kháng thể bất thường trong huyết thanh của người mẹ có thể gây vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh

3.1 Đối với thai phụ

Gây tai biến truyền máu: Người bệnh có kháng thể bất thường nếu được truyền máu mà hồng cầu của người hiến máu có kháng nguyên tương ứng thì sẽ xảy ra phản ứng truyền máu.

Phản ứng truyền máu có thể là phản ứng tan máu cấp với những biểu hiện lâm sàng rất nguy kịch và trầm trọng nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể tử vong hoặc phản ứng tan máu muộn với các biểu hiện tan máu ngoài lòng mạch, xuất hiện sau truyền máu vài tuần, người bệnh thường có những biểu hiện: sốt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, tăng bilirubin trong máu.

Lựa chọn máu truyền cho người bệnh khó vì đa ngưng kết ở giai đoạn kháng antiglobulin.

3.2 Đối với thai nhi

Kháng thể bất thường có sẵn trong huyết thanh của người mẹ có thể gây bệnh thiếu máu thai nhi và thai chết lưu, vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh nếu có bất đồng kháng nguyên nhóm máu giữa mẹ và con.

Có 2 thể lâm sàng bệnh vàng da tan máu miễn dịch trẻ sơ sinh do bất đồng giữa mẹ và con: Thiếu máu tan máu sơ sinh do bất đồng hệ máu Rh và thiếu máu tan máu sơ sinh do bất đồng không thuộc nhóm máu Rh.

4. Xét nghiệm kháng thể bất thường khi nào?

Những nhóm máu quan trọng trong truyền máu
Bệnh nhân có tiền sử truyền máu nên xét nghiệm kháng thể bất thường

Trong thực hành truyền máu, để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường được thực hiện cho những trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử truyền máu hoặc có nguy cơ phải truyền máu;
  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần;
  • Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh cần truyền máu nhiều lần, nhiều ngày, phải làm lại xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày một lần.

Tại bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City, xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường được thực hiện trên hệ thống thiết bị hoàn toàn tự động cho phép phát hiện các kháng thể bất thường, từ đó các bác sĩ có thể tư vấn kịp thời cho khách hàng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Sàng lọc kháng thể bất thường
    Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường

    Các kháng thể bất thường có bản chất là IgG, thường gây phản ứng tan máu ngoài lòng mạch. Các kháng thể bất thường cũng có thể gây tan máu cấp nếu người bệnh có đáp ứng miễn dịch thứ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Globac PM
    Công dụng thuốc Globac PM

    Globac PM là thuốc có tác dụng đối với máu, dạng bào chế viên nang mềm, đóng gói dạng hộp 5 vỉ x 6 viên. Người bệnh theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Globac PM có tác ...

    Đọc thêm
  • Exjade 500
    Công dụng thuốc Exjade 500

    Thuốc Exjade 500 có chứa thành phần chính là Deferasirox với công dụng loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể để làm giảm thiểu tình trạng dư thừa sắt. Vậy thuốc Exjade 500 nên được sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Cortef
    Công dụng thuốc Cortef

    Cortef là thuốc kê đơn, được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Cortef, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Fisiodar
    Công dụng thuốc Fisiodar

    Fisiodar là thuốc chống ung thư được chỉ định trong điều trị bệnh lý bạch cầu dòng Lympho mạn tính tế bào B. Vậy thuốc Fisiodar có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: