Tại sao chúng ta cần uống 2 lít nước mỗi ngày?

Có nước là có sự sống - câu nói này đúng với mọi sự vật trong tự nhiên, bao gồm cả con người. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Nước có vai trò gì trong cơ thể con người?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Mai Xuân Đạt, Bác sĩ Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc

1. Vai trò của nước với cơ thể

Xét về vai trò của nước với cơ thể thì nước có những chức năng như:

  • Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
  • Nước giúp cơ thể bài tiết chất thải
  • Nước tăng năng lượng, sức mạnh và sức bền cho cơ thể, bảo vệ các mô, tủy sống và khớp. Cải thiện lưu thông oxy máu
  • Nước hỗ trợ cơ thể tiêu hóa bằng cách tiết ra nước bọt, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hòa tan, vận chuyển và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất
  • Nước hỗ trợ chức năng não bộ. Khi không có đủ nước trong cơ thể người có thể tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn
  • Nước giúp làn da tươi trẻ, hỗ trợ giảm cân,...

2. Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu nước là đủ?

Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần bổ sung trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước / ngày. Nếu bạn luyện tập thể thao thì lượng nước bạn cần sẽ nhiều hơn. Bạn nên uống nước ngay cả khi không khát để đảm bảo bù đủ lượng nước đã mất.

Ngoài nước lọc, bạn có thể uống các loại nước khác như nước ép trái cây, trà, cafe, sinh tố... Không chỉ bổ sung nước, các loại trái cây này còn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.

Nên uống nước ở tư thế ngồi, thay vì tư thế đứng. Khi uống nước ở tư thế đứng, nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột, các dưỡng chất không được hấp thụ vào các cơ quan vì nước giúp vận chuyển vitamin và dưỡng chất đến từng tế bào trong cơ thể, giúp thải trừ các độc tố gây hại. Uống nước ở tư thế ngồi giúp nước được giữ lại trong cơ thể lâu hơn, cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta
Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta

3. Điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu nước?

  • Thiếu nước ở mức độ nhẹ: Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, tăng sự lo lắng, chuột rút, đau khớp, mắt trũng, da nhăn nheo.
  • Thiếu nước ở mức độ nặng: sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh,...

Những tác hại khác khi cơ thể thiếu nước

● Trao đổi chất chậm lại: Một nghiên cứu tìm thấy rằng nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

● Tăng cảm giác đói: Khi bạn mất nước, cơ thể sẽ lẫn lộn với cảm giác no - đói khiến bạn ăn khi không cần đến

● Giảm khả năng điều hòa thân nhiệt cơ thể: Khi thiếu nước cơ thể sẽ tăng khả năng giữ nhiệt và giảm khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường có nhiệt độ quá cao.

● Vấn đề tiêu hóa: Cơ thể thiếu nước gây tình trạng táo bón.

● Mệt mỏi & tăng đường huyết: Cơ thể bạn cần nước để pha loãng hay tiêu hóa đường. Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo cơ thể thiếu nước thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.

4. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu nước

Một vài dấu hiệu điển hình cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước.

  • Đi tiểu ít: Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì bạn nên uống bổ sung nước ngay... vì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Da khô: Ngay cả khi bạn dùng kem giữ ẩm... mà da vẫn khô, rất có thể bạn cần uống thêm nước.
  • Nhức đầu: Kiểu nhức đầu này hơi khác các cơn đau đầu thông thường. Bạn có cảm giác đau nhiều hơn với mọi tư thế chuyển động, chẳng hạn như khi bạn cúi gập người để lấy một vật gì đó, đi lên đi xuống cầu thang, cơn đau trở nên nặng nề hơn. Đau đầu loại này thường là do uống không đủ nước hoặc ra mồ hôi quá nhiều.
  • Khô họng: Giảm tiết nước bọt sẽ làm bạn khô họng thường là do thiếu nước
  • Màu sắc nước tiểu: Cơ thể thiếu nước khiến nước tiểu thay vì trong sẽ chuyển màu nâu sẫm, vàng sậm, đục...
  • Mất vị giác: Thiếu nước làm bạn mất vị giác, do đó giảm cảm giác thèm ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Hoa mắt, ù tai: Uống nước nhiều giúp máu lưu thông dễ dàng, đưa máu đến nuôi tế bào thần kinh thính giác ở tai trong giúp cải thiện triệu chứng ù tai, choáng.

5. Thận có vai trò như thế nào khi cảnh báo cơ thể thiếu nước?

Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải qua đường tiểu. Khi cơ thể thiếu nước, các chất thải trong cơ thể khó được đào thải bình thường. Biểu hiện đầu tiên là thận khó bài tiết chất thải trong đường tiết niệu, khiến nước tiểu có màu nâu sẫm, vàng đậm, hoặc đục (thay vì trong, nhạt màu nếu cơ thể đủ nước). Thận cũng cảnh báo cơ thể thiếu nước bằng cách hạn chế sản xuất nước tiểu, khiến bạn có thể đi tiểu ít hơn (2-3 lần/ ngày, thay vì 6-7 lần/ ngày ở người uống đủ nước).

Tóm lại nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, vì thế bạn nên chú ý uống đủ nước và ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan