Tác dụng bất lợi thường gặp của thuốc cản quang chứa Iod

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Công Hiền - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Thuốc cản quang chứa iod là những chất được sử dụng để tăng cường mức độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể khi chụp hình chẩn đoán.

1. Sơ lược khái niệm và phân loại thuốc cản quang chứa Iod

Thuốc cản quang chứa Iod tan trong dầuthuốc cản quang chứa Iod tan trong nước. Trong đó thuốc cản quang chứa Iod tan trong nước áp lực thẩm thấu thấp hoặc tương đương áp lực thẩm thấu của huyết tương là nhóm thuốc cản quang thông dụng nhất hiện nay nhằm giảm tối đa tác dụng bất lợi (ADR).

cản quang
Thuốc cản quang chứa Iod áp lực thẩm thấu thấp bệnh viện Vinmec Nha Trang đang sử dụng

2. Tác dụng bất lợi thường gặp (ADR) của thuốc cản quang chứa Iod

Mặc dù thuốc cản quang chứa iod được coi là tương đối an toàn, nhưng những phản ứng tương tự dị ứng thuốc lại xảy ra với một số lượng khá lớn bệnh nhân. Phản ứng nhanh (trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc) và phản ứng chậm xảy ra từ 1 giờ đến 1 tuần sau khi sử dụng thuốc từ mức độ nhẹ, trung bình và nặng tuy nhiên tác dụng nặng rất hiếm gặp.

Cản quang

3. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ xảy ra ADR cao hơn khi dùng thuốc cản quang có Iod trên một số quần thể bệnh nhân có các đặc điểm sau:

  • Tiền sử trước đó đã có dị ứng với thuốc cản quang chứa Iod. 21-60% nguy cơ tái phản ứng khi dùng lặp lại một thuốc hay thuốc khác trong nhóm thuốc cản quang chứa Iod.
  • Tiền sử dị ứng: Hen suyễn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với phản ứng nặng. Không có bằng chứng về việc dị ứng hải sản có ảnh hưởng tới phản ứng.
  • Bệnh tim mạch (đặc biệt là suy tim)
  • Tình trạng mất nước
  • Bệnh huyết học như hồng cầu liềm, tăng hồng cầu, u tủy
  • Bệnh về thận, đang dùng thuốc có độc với thận
  • Tuổi: trẻ em, người cao tuổi
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta (atenolol, metoprosol, propranolol...), interleukin-2, aspirin, NSAID, Metformin cần phải ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn trước khi tiến hành tiêm thuốc cản quang
  • Lo âu, trầm cảm
Hồng cầu hình liềm
Dùng thuốc cản quang có Iod có thể gây ra tình trạng hồng cầu liềm ở người bệnh

4. Dự phòng bất lợi thường gặp (ADR) thuốc cản quang chứa Iod

Nhận biết các yếu tố nguy cơ có thể đưa đến ADR nặng.

Giảm thiểu nguy cơ: sử dụng Thuốc cản quang Iod tan trong nước áp lực thẩm thấu thấp hoặc tương đương áp lực thẩm thấu của huyết tương.

Dùng thuốc dự phòng đối với đối tượng nguy cơ cao.

Tối ưu nên dùng thuốc dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao ngay cả khi sử dụng loại thuốc cản quang chứa Iod tan trong nước áp lực thẩm thấu thấp hoặc tương đương áp lực thẩm thấu của huyết tương.

Thuốc dự phòng: Corticosteroids, Antihistamines.

Điều trị dự phòng có thể giảm nguy cơ sốc phản vệ với thuốc cản quang có Iod.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan