Sự nguy hiểm của suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn là tình trạng diễn biến mang tính chất cấp tính, suy từ 2 tạng trở lên và tình trạng này tồn tại từ 24 giờ trở lên gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân rất nhiều. Vì vậy, đối với cấp cứu suy đa tạng để bảo vệ tính mạng của bệnh nhân thì cần phải điều trị tích cực và nhanh chóng bằng lọc máu cấp cứu, nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong trên bệnh nhân.

1. Suy đa tạng

Suy đa tạng được định nghĩa là tình trạng cấp tinh của một bệnh lý trong đó có từ 2 tạng trong cơ thể tử trên rơi vào tình trạng suy và hiện tượng này diễn ra và tồn tại ít nhất trong 24 giờ đồng hồ, suy đa tạng có thể không do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm khuẩn hay còn gọi là suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. Sốc nhiễm khuẩn được xem là một trong những giai đoạn rất nặng của một quá trình bệnh lý bắt đầu từ những phản ứng đáp ứng viêm diễn ra bên trong cơ thể khi có tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra cho đến khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn, sau đó sẽ là sốc nhiễm khuẩn và cuối cùng của diễn biến này là tình trạng suy đa tạng. Theo những nghiên cứu trên thế giới thì suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn rất phổ biến trong những ca bệnh suy đa tạng, chiếm tỷ lệ khoảng 60% - 81.5%.

Nguyên nhân phổ biến của suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn đó là do nhiễm khuẩn huyết từ một số cơ quan tổ chức như sau:

  • Những ổ nhiễm khuẩn ở các tổ chức da, mô mềm hoặc nhiễm khuẩn tại các cơ, xương hoặc khớp của cơ thể
  • Nhiễm khuẩn huyết còn có thể xuất phát từ hệ tiêu hóa, điển hình như bệnh lý viêm dạ dày – ruột, nhiễm khuẩn và áp – xe đường mật, viêm tụy cấp, áp – xe gan...
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết từ một số cơ quan trong cơ thể gây ra suy đa tạng

  • Bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi, áp – xe phổi...
  • Bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu bao gồm viêm, ứ mủ ở bể thận hoặc bàng quang.
  • Những ổ nhiễm khuẩn khu trú ở hệ thần kinh trong những bệnh lý như viêm màng não mủ hay áp – xe não
  • Bệnh lý viêm nội tâm mạc cấp, bán cấp.

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn thì cần dựa vào những dấu hiệu lâm sàng cũng như cận lâm sàng như sau:

Triệu chứng lâm sàng:

Bao gồm từ 2 trở lên trong số những triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao trên 38°C hoặc nhiệt độ cơ thể hạ dưới mức 36°C
  • Nhịp tim nhanh, tần số lớn hơn 90 lần/phút
  • Nhịp thở nhanh, tần số lớn hơn 20 lần/phút
  • Chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao hơn 10000/ml, hoặc giảm thấp dưới 4000/ml.
  • Chỉ số bạch cầu non lớn hơn 10%
  • Có những dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng như hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, phát hiện ra ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể, một số hệ cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng với chỉ số Lactate trong máu từ 2 trở lên, cơ thể gặp phải tình trạng thiểu niệu với thể tích nước tiểu đo được dưới 0.5ml/kg/giờ đồng hồ.
  • Một số biểu hiện của suy đa tạng do nguyên nhân nhiễm khuẩn như các biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn, chức năng của một số hệ cơ quan bị thay đổi và mất cân bằng, các tạng được đánh giá suy với những mức độ theo bảng điểm SOFA trong suy đa tạng.
Nếu đến Vinmec khi bị sốt, nghi nhiễm COVID-19 thì phải làm thế nào?
Cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh

Cận lâm sàng:

  • Số lượng bạch cầu tăng hơn 10000/ml
  • Tỷ lệ bạch cầu NEU tăng cao
  • Tỷ lệ bạch cầu non lớn hơn 10%
  • Chỉ số CRP tăng cao hơn 0.5mg/dL
  • Chỉ số Procalcitonin tăng cao hơn 0.125ng/ml
  • Cấy máu định danh vi khuẩn và ký sinh trùng
  • Chỉ số Lactate máu tăng hơn 2mmol/l
  • Chỉ số Ure và Creatinin tăng cao hơn 130μmol/l khi bệnh nhân suy thận
  • PaO2/FiO2 thường thấp hơn 300, nếu suy hô hấp nặng thì tỷ số này có thể xuống dưới mức 200
  • GOT, GPT, Bilirubin máu tăng cao khi bệnh nhân suy gan
  • Tiểu cầu giảm mạnh
  • Xuất hiện những rối loạn đông máu
  • Tăng nồng độ Kali trong máu
  • Nhiễm toan chuyển hóa

Những yếu tố nguy cơ làm cho khả năng suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn tăng cao lên đó là:

  • Bệnh nhân mắc phải tình trạng bệnh lý rất nặng.
  • Bệnh nhân bị chấn thương nặng
  • Bệnh nhân lớn tuổi ( < 65 tuổi )
  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng nặng ngay từ ban đầu
  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng tụt huyết áp trong thời gian dài trên 1 ngày sau khi đã được điều trị tích cực tại đơn vị hồi sức cấp cứu
  • Bệnh nhân bị thiếu oxy sau khi điều trị hồi sức chống độc
  • Bệnh nhân trải qua những cuộc phẫu thuật lớn trong thời gian dài.
hôn mê
Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe yếu làm tăng nguy cơ bị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn

2. Suy đa tạng có nguy hiểm không?

Khi bị sốc nhiễm khuẩn thì những vi khuẩn hay virus, ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và tạo ra những phản ứng đáp ứng viêm hệ thống hay còn gọi là SIRS, tình trạng này làm giải phóng ra một chất gọi là Cytokin có đặc tính gây viêm cũng nhưng làm mất cân bằng giữa những yếu tố gây viêm cũng như những yếu tố kháng viêm trong cơ thể. Vì vậy, sốc nhiễm khuẩn dễ dẫn đến việc làm hủy hoại những cơ quan khác trong cơ thể, dần dần tạo nên một loạt những cơ quan bị tổn thương nên gọi là suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn.

Suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong rất cao, theo thống kê thì tình trạng này gây ra tử vong trên bệnh nhân cao gấp 11 lần so với những bệnh lý khác, trong đó ở những đơn vị hồi sức tích cực thì suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn có thể gây tử vong trong 40% - 60% các trường hợp bệnh lý.

3. Cấp cứu suy đa tạng

Để cấp cứu suy đa tạng thì một trong những phương pháp được lựa chọn đầu tay hiện nay là lọc máu cấp cứu. Đây là biện pháp cho phép đào thải những độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiết ra gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng nề cũng như sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân. Lọc máu cấp cứu là một hệ thống lọc máu dựa vào một vòng tuần hoàn nhân tạo bên ngoài cơ thể người bệnh, được tiến hành liên tục trong ngày để có thể tiến hành thải lọc tất cả những chất độc trong cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này hoạt động dựa trên 2 cơ chế chính là đối lưu và siêu lọc, tỷ lệ thành công được khảo sát trên thực tế lâm sàng là 95% và bệnh nhân được thải độc trong thời gian rất nhanh, có khả năng hồi phục lại sức khỏe sau đó và ngăn ngừa được nguy cơ tử vong do suy đa tạngsốc nhiễm khuẩn gây ra.

lọc máu
Lọc máu cấp cứu là phương pháp phổ biến để điều trị suy đa tạng

4. Kết luận

Suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng cấp cứu nội khoa vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị nhanh nhất có thể thì bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều nguy cơ trầm trọng hơn, trong đó có tử vong. Hiện nay, lọc máu cấp cứu được xem là biện pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất đối với tình trạng cấp cứu này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan