Stress kéo dài: Biểu hiện và những tác hại

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Stress có thể tác động tích cực lên cơ thể như tăng khả năng tập trung và đem lại hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên, stress kéo dài lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

1. Biểu hiện của stress kéo dài

Stress là trạng thái thần kinh căng thẳng do phản ứng của cơ thể đang cố gắng thích nghi với môi trường. Đây là một bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Biểu hiện stress kéo dài bao gồm:

1.1 Đau đầu, đau nhức cơ thể

Stress kéo dài thường dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, bệnh không chỉ ảnh hưởng ở những suy nghĩ mà còn biểu hiện ra thực thể. Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện những cơ đau đầu liên tục, kéo dài, đau có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên đầu. Do căng thẳng kéo dài sẽ làm giải phóng các chất gây hại cho bộ não, rối loạn các hormone mang lại cảm giác thư giãn, hạnh phúc dẫn tới hệ thần kinh, mạch máu thay đổi hoạt động.

1.2 Mất tập trung, suy giảm trí nhớ

Khi bị stress, người bệnh thường cảm thấy không có hứng thú làm việc, luôn rơi vào trạng thái mất tập trung, đầu óc trống rỗng và suy giảm trí nhớ. Dẫn tới làm việc không hiệu quả và chán nản. Lặp lại vòng luẩn quẩn và tình trạng stress lại càng kéo dài. Do đó người bệnh cần theo dõi những dấu hiệu ban đầu của stress để kịp thời xử lý, chủ động phòng tránh những hậu quả có thể gây ra.

Làm gì để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau điều trị bệnh ung thư
Stress kéo dài khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ

1.3 Rối loạn giấc ngủ

Người bệnh có xu hướng suy nghĩ, lo lắng những điều tiêu cực và rơi vào trạng thái không lối thoát. Suy nghĩ nhiều sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể và ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Những mâu thuẫn trong suy nghĩ của bản thân sẽ gây ra trạng thái khó ngủ, mất ngủ cho người bệnh. Theo nghiên cứu có đến 80% người bệnh stress đều bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay không thể đi vào giấc ngủ một cách bình thường.

1.4 Rối loạn cảm xúc

Bệnh nhân bị stress kéo dài sẽ luôn trong trạng thái ức chế, xúc động. Những việc làm nhỏ nhặt cũng có thể không làm vừa ý người bệnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Họ thường mất kiểm soát hành vi của mình hoặc biểu lộ cảm xúc thái quá và dễ xúc động.

2. Những tác hại stress kéo dài gây ra

Stress không hoàn toàn xấu, nó giúp cho cơ thể tập trung tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu rơi vào trạng thái stress thường xuyên và kéo dài lại ảnh hưởng không nhỏ cho cơ thể. Những tác hại stress kéo dài gây ra bao gồm:

2.1 Teo não, suy giảm trí nhớ

Khi stress các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể bị chết dần. Theo một số nghiên cứu, stress kéo dài chất xám có nguy cơ bị giảm, não sẽ teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung hơn trong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn.

động mạch não
Khi stress kéo dài khiến não bị teo lại

Ngoài ra, stress kéo dài gây tổn thương các hoạt động của não bộ, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn trạng thái, rối loạn thần kinh,...

2.2 Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Đường ruột được coi như bộ não thứ hai của cơ thể. Tại đây có hàng trăm triệu tế bào thần kinh, và có khả năng sản xuất ra các hormon thần kinh hay còn gọi là thần kinh ruột. Thần kinh ruột hoạt động độc lập và có liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương.

Stress kéo dài dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị và tác động lên hoạt động của dạ dày. Dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,... Ngoài ra, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột dẫn tới một số bệnh như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, đau bụng, ỉa chảy, táo bón, khó tiêu,...

2.3 Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Stress thường gây ra những rối loạn về nhịp thở, nhịp tim tăng lên, đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim và dẫn tới những bất thường trong hoạt động tim mạch. Khi stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ví dụ như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,...

Sốc tim trong nhồi máu cơ tim
Stress kéo theo các bất thường trong hoạt động của tim mạch

2.4 Nguy cơ đột quỵ

Stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Đột quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có những cảm xúc quá độ, đặc biệt trong trường hợp đã có sẵn bệnh tâm lý trong người. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, những người bị căng thẳng stress kéo dài có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường. Nếu tình trạng stress kéo dài không xử lý kịp thời thì đột quỵ là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng của hệ thần kinh. Stress kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, có nguy cơ cao mắc những bệnh tim mạch, bệnh hệ tiêu hóa. Do đó, khi có những biểu hiện như căng thẳng, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,... cần phải thay đổi lối sống, sinh hoạt và sắp xếp công việc hợp lý. Thậm chí cần đến gặp các chuyên gia tâm lý để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

101.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan