Sốc nhiễm khuẩn trong các bệnh truyền nhiễm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sốc nhiễm khuẩn trong các bệnh truyền nhiễm là một cấp cứu trong truyền nhiễm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời do suy đa tạng.

1. Sốc nhiễm khuẩn là gì?

  • Sốc nhiễm khuẩn là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, là giai đoạn của quá trình nhiễm trùng bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Sốc nhiễm khuẩn dẫn đến tụt huyết áp kèm với các biểu hiện suy chức năng các cơ quan do thiếu tưới máu, thiếu oxy tổ chức mặc dù đã bù đủ khối lượng dịch tuần hoàn.
  • Sốc nhiễm khuẩn cần được xử lý sớm. Hiệu quả của việc xử trí sốc nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều vào khả năng chẩn đoán sớm tình trạng sốc, phát hiện chính xác căn nguyên và tiên lượng được diễn biến sốc.
  • Điều trị sốc nhiễm khuẩn theo căn nguyên gây sốc. Ngoài ra cần chú trọng đến các biện pháp hồi sức.
Cấp cứu bệnh nhân
Sốc nhiễm khuẩn khiến cơ thể thiếu oxy tổ chức dẫn tới suy đa tạng

2. Tác động của sốc nhiễm khuẩn trên các cơ quan

  • Tim mạch: làm giảm sức đề kháng của hệ thống mạch, sau đó là tăng lượng tim, tăng tần số tim. Khi không có khả năng tăng cung lượng tim thì huyết áp sẽ tụt dẫn đến tình trạng sốc.
  • Hệ hô hấp giảm tưới máu dẫn đến tổn thương phế nang, phù phổi cấp, co mạch và co thắt phế quản biểu hiện bằng khó thở.
  • Hệ thận tiết niệu do giảm tưới máu dẫn đến: Suy thận chức năng, tổn thương thận thực thể.
  • Hệ tiêu hóa: Sốc nhiễm khuẩn dẫn đến co mạch hệ tiêu hoá và tổn thương ở vị tuần hoàn vì vậy dẫn đến Tổn thương chảy máu, hoại tử niêm mạc tiêu hoá. Ngoài ra ảnh hưởng đến chức năng gan do giảm tưới máu tới gan, tổn thương tế bào liên võng nội mô giải phóng các chất tự do ảnh hưởng đến chức năng gan như giảm chức phận chống độc, giảm tổng hợp protein, làm nặng thêm hạ albumin huyết,...
  • Hệ thần kinh: Giảm tưới máu não gây thiếu oxy não, gây toan chuyển hóa, phù, làm rối loạn dẫn truyền thần kinh. Trên lâm sàng gây ra lẫn lộn và rối loạn tri giác.
  • Tổn thương mạch máu. Hậu quả của đáp ứng viêm nhiễm trùng là; Ứ trệ bạch cầu, tiểu cầu ngoại biên, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu đa nhân, gây rối loạn huyết động (đông máu nội mạch rải rác).
Hồng cầu máu
Viêm nhiễm trùng làm tổn thương mạch máu

3. Biểu hiện lâm sàng của sốc nhiễm khuẩn

  • Biểu hiện trên da: Giai đoạn đầu sốc nóng biểu hiện da khô, nóng, đầu chi ấm. Sau đó chuyển sang giai đoạn sốc lạnh: Đầu chi lạnh do co mạch ngoại biên, móng tay, mũi, tai tím tái, trên da có thể xuất hiện các mảng tím ở đầu gối và chi. Nặng có thể hoại tử trên da.
  • Hạ huyết áp, mạch nhỏ, không ổn định, lúc nhanh lúc chậm.
  • Giảm số lượng nước tiểu gây suy thận cấp
  • Sốt. Tình trạng sốc thường tiếp sau một cơn sốt cao rét run. Khi sốc xuất hiện nhiệt độ giảm, có khi tụt xuống thấp.
  • Đau cơ dữ dội, lan tỏa chuột rút, thiếu oxy tổ chức: nhiều khi nhầm với các bệnh ngoại khoa, uốn ván,... xuất hiện lan tỏa, tử ban, bầm tím...

4. Tác nhân gây sốc nhiễm khuẩn

  • Các vi khuẩn hay gây sốc nhiễm khuẩn:
  • Vi khuẩn Gram (-) chiếm 2/3 các trường hợp: E.coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas, Proteus, Yersinia, Neisseria.
  • Cầu trùng Gram (+): tụ cầu vàng, liên cầu.
  • Trực khuẩn Gram (+) kỵ khí: Clostridium perfringens Do nhiễm trùng nặng một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể.

5. Điều trị

Nguyên tắc:

  • Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
  • Hồi sức cấp cứu tích cực đồng thời điều trị kháng sinh đặc hiệu
Hội nghị Hồi sức cấp cứu 2019
Bệnh nhân cần được hồi sức cấp cứu tích cực

5.1 Hồi sức bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

  • Khôi phục khối lượng tuần hoàn đảm bảo đủ thể tích lòng mạch bằng truyền dịch. Trong quá trình truyền cần theo dõi sát mạch, huyết áp, nước tiểu, áp lực tĩnh mạch trung tâm và toàn trạng
  • Các thuốc vận mạch đảm bảo cung lượng tim và nhu cầu oxy của cơ thể
  • Oxy liệu pháp và hỗ trợ hô hấp khi cần
  • Chống rối loạn điện giải – thăng bằng kiềm toan
  • Chống suy thận cấp
  • Điều trị sớm rối loạn đông máu

5.2. Điều trị căn nguyên nhiễm trùng

  • Điều trị kháng sinh
  • Kháng sinh theo kinh nghiệm dựa vào ổ nhiễm trùng khởi đầu và kinh nghiệm sử dụng kháng sinh. Nếu có kết quả cấy máu thấy vi khuẩn gây bệnh cần đổi loại kháng sinh theo kháng sinh đồ.
  • Cần dùng kháng sinh sớm, đường tiêm, liều dùng, cách dùng theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
  • Giải quyết các ổ nhiễm trùng như chích rạch áp xe,...
  • Các điều trị khác
  • Sử dụng các kháng thể kháng độc tố và các kháng TNF, kháng Interleukin.
  • Lọc máu liên tục để lọc bỏ các yếu tố hóa học trung gian gây sốc, giúp cân bằng nội môi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

260 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan