Sơ cứu chảy máu (cầm máu): Những điều cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sơ cứu chảy máu (cầm máu) là một trong các kỹ năng cầm máu quan trọng để hạn chế, tránh tình trạng mất máu quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu bị mất máu quá nhiều, nạn nhân có thể bị sốc, gây ra tổn thương các mô và các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng làm nạn nhân tử vong.

1. Tổng quan

Việc sơ cứu chảy máu (cầm máu) là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nạn nhân bị mất nhiều máu. Ngoài ra, việc sơ cứu còn có thể phòng ngừa tình trạng sốc và thậm chí có thể tử vong do chảy máu quá nhiều.

Chảy máu có thể từ bên ngoài hoặc bên trong. Cụ thể:

  • Chảy máu bên ngoài: có thể quan sát được qua vết thương ở da. Ngoài ra, có thể thấy chảy máu từ các cơ quan nội tạng ra bên ngoài: nôn ra máu, đi ngoài ra máu, đi tiểu ra máu, chảy máu từ âm đạo, chảy máu cam...
sơ cứu chảy máu

  • Chảy máu bên trong là những chảy máu không thể nhìn thấy. ví dụ như chảy máu vào trong ổ bụng, chảy máu trong phổi, chảy máu trong não. Chảy máu bên trong có thể đánh giá dựa trên nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở.

2. Triệu chứng của chảy máu

Nạn nhân bị chảy máu (bên ngoài và bên trong) sẽ có thể có các triệu chứng sau:

  • Nhìn thấy vị trí, đặc điểm chảy máu
  • Nhợt quanh môi, móng tay, và mắt
  • Vã mồ hôi, cảm giác lạnh, khát
  • Mệt lả, chóng mặt, ù tai, yếu
  • Tụt huyết áp, mạch nhanh
  • Thở nhanh, thở ngáp
  • Hôn mê – Tiếp tục chảy máu có thể dẫn đến tử vong

3. Sơ cấp cứu ban đầu tình trạng chảy máu

Sơ cứu khi bị chảy máu cụ thể như sau:

3.1. Với chảy máu từ tĩnh mạch, mao mạch

sơ cứu chảy máu

Sau khi sơ cứu chảy máu cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tiếp

3.2. Với chảy máu từ động mạch hoặc một phần chi thể bị cắt cụt, dập nát: đặt garô

sơ cứu chảy máu

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tiếp

3.3. Với chảy máu từ mũi

Sơ cứu khi chảy máu cam với các bước sau đây:

sơ cứu chảy máu

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tiếp

3.4. Với chảy máu từ miệng

chảy máu từ miệng

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tiếp

3.5. Với các trường hợp chảy máu khác

Tại nhà hoặc hiện trường rất khó để xử trí các trường hợp chảy máu như nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu âm đạo, chảy máu trong ổ bụng, trong phổi, trong não ... Vì vậy, trong các trường hợp này người trợ giúp cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng.

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp. Đồng thời, người bệnh tại Khoa Cấp cứu luôn được chăm sóc phối hợp bởi nhiều chuyên khoa chuyên sâu khác (chăm sóc theo nhóm chuyên khoa - Team Base Care). Chính vì vậy, tại Khoa Cấp cứu, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, chính xác, nhanh chóng mức độ tin cậy cao và được điều trị chuyên sâu ngay từ giai đoạn cấp cứu giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi giai đoạn nguy kịch và ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan