Sau khi làm cầu răng sứ bị tiêu xương, phải làm thế nào?

Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình răng sứ giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và cải thiện tính thẩm mỹ. Tuy nhiên sau khi làm cầu răng sứ, có nhiều trường hợp bị tiêu xương hàm vì không có chân răng, khiến mô nướu bên dưới cầu răng ngày càng co lại. Vậy sau khi làm cầu răng sứ bị tiêu xương, phải làm thế nào?

1. Cầu răng sứ là phương pháp gì?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng cực kỳ phổ biến hiện nay. Phương pháp này giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm mất răng như: Mất 1 răng, mất 1 – 2 răng liên tiếp.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tạo dải cầu răng sứ (thường có 3 - 4 mão răng được thiết kế dính liền với nhau). Trong đó, 2 răng bên cạnh vị trí răng mất sẽ được mài đi một phần men răng, rồi sau đó mới chụp mão sứ lên trên cùi răng thật.

2. Vì sao bị tiêu xương hàm sau khi mất răng?

Tiêu xương hàm là hiện tượng suy giảm kích thước và mật độ của xương, chủ yếu xảy ra do tình trạng mất răng đã lâu nhưng không kịp thời chữa trị. Một số trường hợp khác là do người bệnh bị mắc bệnh lý viêm nha chu trước đó.

Vậy khi mất răng mà muốn thực hiện phương pháp làm cầu răng có bị tiêu xương không?

Khi mất răng, xương hàm sẽ để lộ khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất, lúc này khả năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đáng kể. Theo thời gian, khi không còn nhận được bất kỳ lực tác động nào thì xương hàm sẽ dần bị tiêu biến.

Thông thường, biến chứng tiêu xương hàm sẽ diễn ra sau 3 tháng mất răng. Nếu người bệnh còn chủ quan mà không tìm hiểu cách thức điều trị thì mật độ xương sẽ dần suy giảm. Đặc biệt, nếu không ngăn chặn sớm thì chỉ trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, mật độ xương sẽ bị tiêu biến lên tới 60%.

3. Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?

Thực tế, phương pháp làm cầu răng sứ không thể khôi phục chân răng thật đã mất và khó có thể ngăn chặn được biến chứng tiêu xương.

Sau khi làm cầu răng, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra vì không có chân răng, khiến cho mô nướu bên dưới cầu răng ngày càng co lại, không còn đầy đặn như trước. Theo thời gian, chân răng không còn cũng sẽ không có lực tác động, kích thích đến vùng xương hàm, khiến cho chiều rộng và chiều cao của xương hàm ngày càng sụt giảm.

Biểu hiện dễ thấy nhất chính là vùng mô nướu bên dưới cầu răng dần lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và phần răng giả. Điều này được lý giải qua những lý do sau:

Cầu răng sứ chỉ có thể khôi phục được phần thân răng bị mất, chứ không thể tạo ra chân răng giả để phục hình thay thế được. Lúc này, các mô xương không có điểm tựa sẽ dần tụt dần xuống cả về chiều rộng lẫn chiều cao.

Bản chất của kỹ thuật này là dựa vào lực nâng đỡ của các răng thật kế cận mới đảm bảo được khả năng ăn nhai của răng giả. Do đó, khi xương hàm không nhận được lực kích thích thường xuyên tại vị trí mất răng thì xương hàm sẽ không thể phát triển ổn định, lâu dần bị tiêu biến.

Cấu tạo của một cầu răng sứ bao gồm: 2 mão răng sứ bọc lên 2 chân răng làm trụ và răng giả nằm ở giữa thay thế cho răng đã mất. Vì vậy, về bản chất phương án cầu răng sứ chỉ giúp khôi phục lại được phần thân răng trên nướu, lấp đi chỗ trống mất răng chứ không thể tái tạo lại được chân răng đã mất.

4. Hậu quả tiêu xương khi làm cầu răng sứ

Những biến chứng xảy ra khi cầu răng sứ bị hở rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn làm nguy hại đến độ khỏe mạnh của những răng xung quanh.

Gây ra nhiều bệnh lý răng miệng: Khi cầu răng sứ bị hở sẽ tạo ra khoảng trống giữa răng sứ và nướu, vị trí này rất dễ mắc kẹt thức ăn và tạo thành môi trường để vi khuẩn phát triển. Lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

Gây ra đau nhức, ê buốt: Do răng sứ không sát khít, nên mỗi khi ăn uống sẽ gây khó chịu, đau nhức vùng nướu. Có thể xuất hiện tình trạng tụ mủ và chảy máu chân răng. Hơn nữa, thức ăn dễ bám vào chân răng, lâu ngày không được làm sạch cũng gây viêm nhiễm và làm tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.

Khó khăn trong ăn nhai: Cầu răng sứ bị hở khiến chức năng ăn nhai bị cản trở. Bởi lúc này khớp cắn không còn linh hoạt, nên việc cắn xé thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nguy cơ mất răng thật: Tình trạng tiêu xương, tụt nướu kéo dài sẽ làm cho chân răng không còn được nâng đỡ chắc chắn, rất dễ bị lung lay và gãy rụng.

5. Khắc phục tình trạng tiêu xương khi làm cầu răng sứ

Cách duy nhất để ngăn chặn hiện tượng này là trồng răng Implant. Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào xương hàm của bệnh nhân để thay thế cho chân răng thật đã mất. Sau đó, gắn cố định răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. Nhờ lớp màng sinh học đặc biệt ở bề ngoài trụ Implant mà chúng có khả năng kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định, giúp hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan