Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một quá trình suy nghĩ đã ăn sâu và tập trung vào các hành vi khám phá xã hội, gây hành động phạm pháp trở thành tội phạm. Dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội rõ ràng nhất là trên các cá nhân bị ảnh hưởng không hối hận về những hành vi này.

1. Bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Rối loạn nhân cách chống xã hội là một quá trình suy nghĩ rối loạn chức năng ăn sâu và cứng nhắc, tập trung vào hành vi vô trách nhiệm xã hội với hành vi khám phá, phạm pháp mà không hề hối hận. Coi thường và vi phạm quyền của người khác là những dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến, bao gồm không tuân thủ luật pháp, không có khả năng duy trì công việc ổn định, lừa dối, thao túng vì lợi ích cá nhân.

Trong tất cả 10 rối loạn nhân cách, biểu hiện một cách đặc trưng với những tương tác kịch tính, cảm xúc và không thể đoán trước với những người khác, rối loạn nhân cách chống đối xã hội là loại duy nhất không thể chẩn đoán được trong thời thơ ấu. Trước 18 tuổi, bệnh nhân phải được chẩn đoán trước đó là mắc chứng rối loạn hành vi và vào năm 15 tuổi mới làm tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng này.

Mặc dù căn nguyên chính xác vẫn chưa được biết, cả yếu tố di truyền và môi trường đều được phát hiện có vai trò trong sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối. Nhiều nghiên cứu khác nhau trong quá khứ đã cho thấy các ước tính khác nhau về tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố di truyền, nằm trong khoảng từ 38% đến 69%. Các yếu tố môi trường có liên quan đến sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi (cả lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục, cũng như bị bỏ rơi) cùng với bệnh lý tâm thần thời thơ ấu.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một quá trình suy nghĩ đã ăn sâu và tập trung vào các hành vi

2. Các dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội như thế nào?

Dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội điển hình là coi thường và vi phạm các quyền của người khác được chỉ ra bởi 3 (hoặc nhiều hơn) trong số những điều sau:

  • Không tuân thủ các chuẩn mực xã hội liên quan đến các hành vi hợp pháp;
  • Lừa dối, nói dối nhiều lần, sử dụng bí danh hoặc lừa bịp người khác để mua vui hoặc thu lợi cá nhân;
  • Bốc đồng hoặc không lập kế hoạch;
  • Khó chịu và hung dữ, thường xuyên đánh nhau hoặc hành hung;
  • Chủ quan đối với tính mạng của bản thân hoặc người khác;
  • Thiếu trách nhiệm liên tục, không duy trì hành vi công việc nhất quán hoặc tôn trọng các nghĩa vụ cơ bản;
  • Không có thái độ hối hận, thờ ơ hoặc hợp lý hóa việc làm tổn thương, ngược đãi người khác;
  • Người bệnh từ 18 tuổi trở lên;
  • Đã có bằng chứng về rối loạn ứng xử thường khởi phát trước 15 tuổi.

3. Làm sao để chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội?

Hiện không có phương thức chẩn đoán tiêu chuẩn nào cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tuy nhiên, xét nghiệm di truyền và định hình thần kinh đã được sử dụng để đánh giá các nguyên nhân và mô hình tâm lý tiềm ẩn tương ứng với chứng rối loạn nhân cách này.

Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nguy cơ cao mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi-rút và các bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan đến hành vi nguy cơ cao, bao gồm viêm gan C và vi-rút suy giảm miễn dịch ở người, cũng như tăng tỷ lệ tử vong do tai nạn, chấn thương, tự tử và những vụ giết người.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội điển hình là coi thường và vi phạm các quyền của người khác

4. Cách chữa trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Mặc dù đã có vô số biện pháp can thiệp được thử nghiệm, nhưng hiệu quả điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội chưa rõ ràng. Một số bằng chứng cho rằng can thiệp điều trị sớm đối với rối loạn ứng xử ở trẻ em sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số liệu pháp tâm lý và do mức độ nghiêm trọng của các tác hại tiềm ẩn khi trưởng thành, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định một liệu trình điều trị từ lứa tuổi trẻ em.

Hầu hết các trường hợp mắc phải rối loạn nhân cách chống đối xã hội đều có thể giải quyết trong môi trường ngoại trú. Người bệnh cần nhập viện khi để điều trị các tình trạng đồng thời xảy ra hoặc các biến chứng có thể mắc phải, chẳng hạn như cai nghiện chất kích thích hay xuất hiện hành vi tự sát gần đây.

Mặc dù vẫn chưa có đủ bằng chứng về các biện pháp để hỗ trợ bất kỳ can thiệp tâm lý nào ở người lớn mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội, một số loại thuốc đã được khuyên dùng để kiểm soát triệu chứng. Cụ thể là các hành vi hung hăng có thể điều trị được bằng thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai như là liệu pháp đầu tay, bao gồm Risperidone (2 đến 4mg/ ngày), Quetiapine (100 đến 300mg/ ngày). Các liệu pháp thứ 2 và thứ 3 để gây hấn bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI), Sertraline (100 đến 200mg/ ngày) hoặc Fluoxetine (20mg/ ngày), chất ổn định tâm trạng; Lithium và Carbamazepine (liều lượng được khuyến cáo cho rối loạn lưỡng cực) được dùng tương ứng. Bên cạnh đó, các thuốc chống co giật, chẳng hạn như Oxcarbazepine và Carbamazepine,= có thể được sử dụng để hỗ trợ chứng bốc đồng.

Tóm lại, một cá nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ là gánh nặng cho gia đình, đồng nghiệp và những người xung quanh. Không chỉ vậy, các bệnh đi kèm về sức khỏe tâm thần và rối loạn gây nghiện liên quan cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn do tự tử sẽ làm tăng thêm gánh nặng này. Do đó, liệu pháp điều trị bằng thuốc hoặc tâm lý cần được xem xét khi nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội từ lúc nhỏ ở một người, giúp họ có khả năng hòa nhập cộng đồng khi lớn lên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan