Răng đang đau có nhổ được không?

Nhổ răng là chỉ định cuối cùng của bác sĩ dành cho người bệnh bị sâu răng không thể phục hồi được, răng khôn mọc lệch gây đau nhức, khó khăn khi nhai,... Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng lập tức hay phải sử dụng phương pháp giảm đau, chống sưng, chống viêm rồi mới tiến hành nhổ răng. Điều này giúp bạn nhổ răng được an toàn tuyệt đối và an tâm hơn.

1. Nguyên nhân đau răng

Đau nhức răng là tình trạng răng miệng khá phổ biến, nguyên nhân có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

Thường xuyên ăn những thực phẩm nhiều đường, giàu axit và tinh bột nhưng lại vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và bị mài mòn men răng.

Một khoảng thời gian trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những lỗ sâu răng có màu vàng, nâu hoặc đen và xuất hiện đau nhức làm ảnh hưởng đến khả năng nhai và chất lượng cuộc sống.

  • Viêm tủy

Tủy răng là bộ phận tương đối nhạy cảm chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, được bao bọc bởi men và ngà răng. Do đó, khi răng bị sâu lâu ngày mà không được điều trị có thể sẽ ăn sâu vào tủy gây ra viêm tủy răng.

  • Sứt mẻ răng khó phục hồi

Trường hợp chấn thương do tai nạn làm gãy mẻ răng gây ảnh hưởng đến tủy và đau nhức dữ dội.

Áp xe răng hình thành khi tình trạng răng miệng bị nhiễm trùng nặng, vi khuẩn tiết ra độc tố làm mủ tích tụ ở chân răng và không được điều trị kịp thời v trong tình trạng răng miệng bị nhiễm trùng không điều trị kịp thời. Người bệnh khi bị áp xe răng thường sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức răng, nóng sốt và có mùi hôi khó chịu.

Ở lứa tuổi trưởng thành là thời điểm răng khôn bắt đầu mọc. Do là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm nên có nhiều khả năng mọc lệch, mọc ngầm do thiếu khoảng trống, gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ và kéo dài. Nghiêm trọng hơn là gây chán ăn và bị sốt.

2. Trường hợp nào nên nhổ răng?

Dưới đây là một số tình trạng dưới đây nên tiến hành nhổ răng:

  • Răng bị sâu nặng và có nguy cơ hư hỏng: Tình trạng sâu răng nặng, ăn gần như toàn bộ răng làm ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh sâu răng lây lan và gây hư tổn cho các răng bên cạnh. Sau khi nhổ bỏ răng bạn có thể cấy ghép implant hoặc trồng răng giả để để phục hình răng.
  • Răng bị viêm tủy hoặc hoại tử tủy: Sâu răng lâu và không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử tủy. Do đó, việc chỉ định nhổ răng là rất cần thiết.
  • Răng mọc lệch, mọc sai vị trí: Đa phần răng khôn mọc sau răng vĩnh viễn một thời gian rất dài nên thường có xu hướng mọc lệch do không còn đủ khoảng trống để mọc. Nếu răng khôn mọc lệch 90 độ sẽ đâm vào răng cắm khiến bạn rất đau đớn nên sẽ phải chỉ định nhổ bỏ răng khôn.
  • Nhổ bớt răng khi thực hiện niềng răng: Nếu bạn có hàm răng mọc quá dày và mọc lệch, bạn muốn có một hàm răng chắc khỏe và đẹp thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng và kéo răng trở lại ngay ngắn để chuẩn bị cho việc niềng răng.
  • Răng bị viêm nha chu trầm trọng: Bệnh viêm nha chu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, chóp răng và xương ổ răng. Trường hợp này nếu không hỗ trợ điều trị thì nên nhổ bỏ răng để tránh gây hại đến tủy răng và xương hàm về sau.
  • Răng bị gãy, vỡ do tai nạn: Không may bạn bị gãy mất vài chiếc răng hoặc gãy răng quá cao khiến các bác sĩ không thể phục hình được làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên nên nhổ răng và sau đó phục hình lại bằng một chiếc răng giả.

3. Trường hợp nào không nên nhổ răng?

Dưới đây là các trường hợp không nên nhổ răng vì có thể để lại những biến chứng xấu cho sức khỏe.

  • Khi bị các bệnh về máu: Các bệnh lý liên quan đến sự đông máu thì không được tự ý nhổ răng, các bác sĩ sẽ kiểm soát tốt và đảm bảo an toàn trước khi nhổ răng.
  • Bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh ác tính: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhổ răng do các bệnh này thường nguy hiểm và hậu quả thì khôn lường.
  • Bệnh nhân đang điều trị xạ trị: Trường hợp này tuyệt đối không được nhổ răng, phải đảm bảo một sức khỏe tốt nhất và được thăm khám bởi bác sĩ trước khi tiến hành nhổ răng.
  • Khi đang bị nhiễm trùng: Răng nếu đang bị nhiễm trùng nếu nhổ răng sẽ cực kỳ nguy hiểm. Do các vi khuẩn có thể lây lan phát triển nhanh qua đường máu hoặc vết thương khi nhổ răng gây ra. Vùng nhiễm trùng có thể sẽ lan rộng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người đang ốm yếu: Sức đề kháng của cơ thể nếu không được tốt thì không nên nhổ răng. Đặc biệt là phụ nữ đang hành kinh, phụ nữ đang mang thai, người mới ốm dậy,...không nên nhổ răng.
  • Người bệnh thường xuyên uống thuốc: Có nhiều loại thuốc chống đông máu có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến việc nhổ răng. Do đó trước khi quyết định nhổ răng, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng để có những lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.

4. Răng đang đau có nhổ răng được không?

Răng đang đau có nhổ được không hay răng đang bị đau có lấy tủy được không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của mỗi người mà đưa ra quyết định có hay không nên nhổ răng. Sau đây là 2 trường hợp bạn có thể xem xét việc răng đang đau có thể nhổ răng hay không, cụ thể:

4.1. Trường hợp răng đau ít

Trường hợp bị sâu răng và đau nhẹ, các bác sĩ có thể giúp bạn giảm cơn đau để tiến hành nhổ răng bằng thuốc tê. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng xong cơn đau có thể quay trở lại nhưng sẽ biến mất nhanh chóng sau một vài ngày.

4.2. Răng đau nặng

Đây là trường hợp răng bị nhiễm trùng nặng và gây đau đớn. Trường hợp này có thể không thể nhổ ngay được vì có nguy cơ nhiễm trùng và khi sử dụng thuốc tê không có tác dụng làm giảm đau. Do đó việc đầu tiên là cho người bệnh uống thuốc giảm đau và làm giảm tình trạng nhiễm trùng sau đó mới có thể tiến hành nhổ răng bình thường được.

Như vậy, khi bạn bị đau răng có thể nhổ được khi cơn đau nhẹ có thể làm giảm đau bằng thuốc tê. Còn nếu bị đau răng nặng, cơn đau kéo dài thì không được nhổ răng mà cần được điều trị bằng thuốc cho đến khi hết đau sau đó mới tiến hành nhổ răng. Bạn cũng nên đến phòng khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời nếu xuất hiện những cơn đau. Lời khuyên là thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan