Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi nối dạ dày - hỗng tràng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Tịnh - Bác sĩ Gây mê - Hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Gây mê nội khí quản là một cách để bệnh nhân không bị đau đớn, hoảng sợ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình thực hiện mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng.

1. Tại sao bệnh nhân cần được gây mê?

Gây mê nhằm mục đích để bệnh nhân có thể nằm yên, không bị đau đớn đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật.

Có thể nói, phẫu thuật và gây mê chính là cặp bài trùng song hành cùng nhau, mà gây mê thì luôn đi kèm với hồi sức cấp cứu, đây chính là sợi xích liên hoàn của một ca phẫu thuật thông thường.

2. Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi nối dạ dày - hỗng tràng

Nối vị tràng là một loại phẫu thuật thực hiện xây dựng miệng nối thông giữa quai đầu hỗng tràng và miệng dạ dày khi mà đường xuống tá tràng trong cơ thể bị tắc nghẽn, hoặc gặp phải cản trở (do loét hẹp, u, cắt dây thần kinh X toàn bộ...) hoặc do chủ động không cho phép thức ăn đi qua tá tràng (túi thừa tá tràng lớn, vỡ tá tràng,...).

nối vị tràng
Thực hiện nối vị tràng khi đường xuống tá tràng bị tắc nghẽn

2.1 Chỉ định với những trường hợp

  • Đường xuống tá tràng của người bệnh được chẩn đoán bị tắc nghẽn vì u ở hang vị, hoặc tá tràng, bóng Vater, tụy.
  • Đường xuống tá tràng đang có sự lưu thông kém vì cắt thần kinh X một cách toàn bộ, do tạo hình môn vị.
  • Chủ động không cho thức ăn đi qua khu vực tá tràng, thường được kèm theo đóng môn vị như: túi thừa tá tràng quá lớn nên không cắt bỏ được.

2.2 Chống chỉ định với các trường hợp

2.2.1 Chống chỉ định nói chung

Tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng, được chẩn đoán có nhiều bệnh phối hợp, hoặc suy dinh dưỡng nặng... cần phải điều chỉnh lại nước điện giải, dinh dưỡng và máu,... để có thể mổ.

U đã xâm lấn hết dạ dày, di căn đến nhiều nơi, và thời gian có thể sống quá ngắn.

2.2.2 Chống chỉ định đối với phẫu thuật nội soi

Đối với những bệnh nhân có nhiều bệnh về hô hấp tim mạch phối hợp, và không thể thực hiện bơm hơi ổ bụng, có thể do tiền sử đã mổ bụng nhiều lần.

hô hấp
Bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp nặng không được thực hiện phẫu thuật

2.3 Chuẩn bị

Người thực hiện kỹ thuật bao gồm: Phẫu thuật viên thuộc chuyên khoa tiêu hóa, đã có kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ gây mê hồi sức và điều dưỡng viên hỗ trợ.

Phương tiện thực hiện: Một bộ phẫu thuật nội soi đã đồng bộ, nếu ca phẫu thuật thực hiện miệng nối bởi Stapler thì cần chuẩn bị nội soi 60mm.

Người bệnh:

  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, đông máu, đồng thời tiến hành chụp tim phổi, điện tim...
  • Soi dạ dày người bệnh: Mục đích để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây tắc.
  • Chụp dạ dày có chất cản quang: Để đánh giá chính xác về hình thể của dạ dày và chẩn đoán xác định được hẹp môn vị.
  • Tại những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cần thiết thì nên tiến hành chụp CT-Scan bụng để dễ dàng đánh giá tổn thương.
  • Rửa dạ dày trước tiến hành mổ.
  • Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân: Hoàn thành những thủ tục liên quan đến hành chính theo quy định của Bộ y tế: biên bản hội chẩn, bệnh án chi tiết, biên bản khám trước khi tiến hành gây mê, cùng với giấy cam đoan bệnh nhân và người nhà đồng ý phẫu thuật.
Chụp CT để chẩn đoán lâm sàng u màng não
Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp hình ảnh

\2.4 Các bước tiến hành gây mê nội khí quản

  • Tư thế của người bệnh: Nằm ngửa, cho thở oxy 100% với liều lượng trong khoảng 3-6 l/phút, chú ý trước khởi mê ít nhất 5 phút.
  • Lắp máy theo dõi.
  • Thiết lập một đường truyền có hiệu quả.
  • Thực hiện tiền mê (nếu cần thiết).
  • Khởi mê

2.5 Đặt nội soi khí quản

Có hai kỹ thuật dùng để đặt ống nội khí quản là: Đường miệng và đường mũi.

Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi nối dạ dày – hỗng tràng đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt. Do đó, nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại để thăm khám và thực hiện cuộc phẫu thuật này.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tịnh đã có hơn 18 năm kinh nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực Gây mê – Hồi sức. Trước khi là bác sĩ gây mê hồi sức tại Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, bác sĩ Tịnh từng có thời gian công tác dài tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Cẩm Xuyên Tĩnh Hà Tĩnh

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thông tin chi tiết và đặt lịch khám, tư vấn sức khỏe, quý khách hàng có thể gọi đến hotline các bệnh viện hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

600 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan