Quy trình chụp CLVT mạch máu chi trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Lê Hồng Minh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chụp CT mạch máu chi trên thường được bác sĩ chỉ định để đánh giá một số bệnh tại mạch máu như phình mạch, dị dạng mạch... Vậy quy trình chụp CLVT mạch máu chi trên diễn ra như thế nào và bệnh nhân phải phối hợp với bác sĩ ra sao để buổi chụp CT tiến hành thuận lợi?

1. Chụp CT mạch máu là gì?

Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, đây là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X để quét trên một vùng cơ thể cần chụp theo lớp cắt ngang để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp sau khi đã xử lý hình ảnh bằng máy tính.

Chụp CT mạch máu là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến tiến giúp bác sĩ khảo sát được tình trạng mạch máu tại vị trí chụp. Sau khi xử lý bằng phần mềm máy tính, bác sĩ sẽ nhận được hình ảnh ba chiều của mạch máu, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác cấu trúc mạch máu trong một số căn bệnh nhất định.

Chụp CT mạch máu chi trên bao gồm: Các lớp cắt ngang từ ngang mức quai động mạch chủ đến ngọn chi, sử dụng máy máy cắt lớp 64 đẫy trở lên để bắt kịp huyết động học của thuốc đối quang i-ốt trong lòng mạch. Sau khi các phần mềm chuyên dụng xử lý dữ liệu sẽ tái tạo được hệ động mạch chi theo các hướng.

Chụp CT
Chụp CT mạch máu là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến tiến giúp bác sĩ khảo sát được tình trạng mạch máu tại vị trí chụp.

2. Khi nào cần chụp CT mạch máu chi trên

Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp CT mạch máu chi trên:

Thông thường mọi bệnh nhân đều có thể thực hiện chụp CT mạch máu, tuy nhiên nếu bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng thuốc đối quang i-ốt, bệnh hen phế quản, bệnh suy gan, suy thận thì nên báo với bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi thực hiện chụp CT mạch máu.

suy gan cấp tính
Chụp CT mạch máu đối với bệnh nhân suy gan cần được cân nhắc kĩ lưỡng

3. Quy trình chụp CLVT mạch máu chi trên

3.1 Chuẩn bị cho bệnh nhân

Trước khi thực hiện chụp CT mạch máu chi trên, bác sĩ nên giải thích rõ cho bệnh nhân các bước tiến hành để người bệnh có thể phối hợp nhịp nhàng, tránh gây mất thời gian:

  • Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ và cặp tóc nếu có
  • Bệnh nhân trước khi chụp CT mạch máu cần nhịn ăn trước 4 giờ và hạn chế uống nhiều nước trước khi chụp, thường là không quá 50ml nước.
  • Đối với bệnh nhân quá kích thích và không thể nằm yên được, có thể cho bệnh nhân uống thuốc an thần để quá trình chụp diễn ra thuận lợi.

3.2 Các bước tiến hành chụp CT mạch máu

3.2.1 Điều chỉnh tư thế người bệnh

Người bệnh nằm ngửa giơ tay lên cao nhằm hạn chế vùng nhiễm xạ trực tiếp, các lớp cắt được thực hiện từ quai động mạch chủ hướng lên trên.

Trong trường hợp cần đánh giá đúng theo từ thế giải phẫu nên để xuôi tay theo thân mình, trường cắt bao phủ từ động mạch dưới đòn đến hết người

3.2.2 Tiến hành chụp CT mạch máu

Bước 1: Cắt định hướng theo hai mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang

Bước 2: Cắt độ dày 5mm trước thuốc xác định vị trí động mạch chủ ngực để đặt điểm đo tỷ trọng cho chương trình Bolus timing.

Bước 3: Cắt sau tiêm bắt đầu từ quai động mạch chủ đến hết ngón tay.

Dựng ảnh: Dùng các phần mềm chuyên dụng (MIP, VR...) tái tạo ảnh hệ động mạch chi trên theo các hướng, ưu tiên bộc lộ tại vị trí tổn thương.

Máy chụp cắt lớp vi tính
Điều chỉnh tư thế và tiến hành chụp CT mạch máu

3.3 Đánh giá kết quả chụp CT

Thông thường sau quy trình chụp CLVT mạch máu chi trên, người bệnh sẽ nhận kết quả sau 30-60 phút. Một số trường hợp trả kết quả muộn hơn nếu bác sĩ cần làm thêm bước hội chẩn.

Sau khi có kết quả chụp CT mạch máu chi trên, hình ảnh nhận được phải đạt được các yêu cầu như sau:

  • Hình ảnh thấy được các cấu trúc giải phẫu mạch máu trong vùng thăm khám
  • Phát hiện được tổn thương tại mạch máu chi trên nếu có.

4. Biến chứng có thể xảy ra khi chụp CT

Chụp CT mạch máu chi trên là phương pháp chính xác giúp xác định nhiều bệnh lý trên các cơ quan khác nhau. Thông thường, các tai biến do sử dụng phương pháp này là rất ít, chủ yếu là các tai biến liên quan đến thuốc đối quang i-ốt. Người bệnh thường ở lại phòng theo theo dõi khoảng 30 phút, nếu không có các các triệu chứng bất thường gì bác sĩ sẽ cho ra về.

Lưu ý sau khi chụp CT mạch máu, người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải thuốc đối đối quang i-ốt ra khỏi cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan