Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất lớn (5cm)

Nếu phát hiện mắc bệnh u trung thất lớn người bệnh cần được tiến hành điều trị sớm để ngăn chặn ảnh hưởng xấu của bệnh đến phổi và những cơ quan xung quanh. Trong đó phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất lớn (5cm) là một trong những phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay.

1. Vì sao bị u trung thất lớn (5cm) cần phải điều trị sớm?

Đa số các khối u trung thất lớn được hình thành từ những tế bào tăng sinh hoặc tế bào mầm bất thường trong mô thần kinh, mô tuyến ức, hoặc mô bạch huyết. Khối u trung thất (hay còn gọi là ung thư trung thất) có thể là u ác tính hoặc lành tính.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh gần như không có các triệu chứng. Đây cũng chính là lý do khiến khối u nhanh chóng xâm lấn các cơ quan, gây chèn ép đến phổi, tim và những mạch máu lớn, gây cản trở cho quá trình tuần hoàn, hô hấp.

Đến giai đoạn muộn hơn của bệnh, sẽ nhanh chóng xuất hiện những triệu chứng thường gặp như: Khó thở, đau tức lồng ngực, cơ thể suy kiệt, sụt cân, nghiêm trọng hơn là ho ra máu, ảnh hưởng xấu đến các chức năng tuần hoàn, hô hấp của người bệnh.

Ho ra máu
Khi bệnh nhân ho ra máu thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn

U trung thất lớn (5cm) là loại bệnh ung thư nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u sẽ di căn đến màng tim và phổi, có thể gây tử vong. Do đó, để chẩn đoán và phòng ngừa mắc bệnh u trung thất lớn, bạn cần thăm khám định kỳ, giúp chẩn đoán kịp thời những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh. Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất lớn (5cm) là một biện pháp được sử dụng đầu tiên trong quá trình chữa trị ung thư trung thất lớn.

2. Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất lớn (5cm) cần lưu ý điều gì?

2.1 Những trường hợp chỉ định

Dành cho những bệnh nhân được chẩn đoán bị u trung thất với kích thước xác định trên phim cắt lớp vi tính từ 5cm trở lên. Khối u đang trong giai đoạn đầu phát triển, không hoặc chỉ xâm lấn ít đến những tạng lân cận trong lồng ngực người bệnh, u lành tính.

2.2 Các trường hợp chống chỉ định

Dựa trên điều kiện của các cơ sở tiến hành phẫu thuật, cần thận trọng khi chỉ định mổ cho các trường hợp:

  • Người bệnh có những bệnh toàn thân nặng: Người bệnh bị chấn thương ngực trước đó chưa bình phục, hoặc đang trong tình trạng bị huyết động sau chấn thương không ổn định, mắc các bệnh mãn tính nặng, bệnh máu,...
  • Phổi bên đối diện của người bệnh bị tổn thương nên không thể thông khí một phổi hoặc khoang màng phổi của bệnh nhân bị dính gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật.
lồng ngực
Người bị chấn thương ngực chưa hồi phục không thực hiện nội soi

3. Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi?

3.1 Người thực hiện ca phẫu thuật

Người thực hiện ca phẫu thuật bao gồm 3 kíp:

  • Trong đó, kíp phẫu thuật sẽ gồm: Phẫu thuật viên chuyên khoa cùng với 2 trợ thủ hỗ trợ, 1 dụng cụ viên, 1 người chạy ngoài chuyên khoa.
  • Kíp gây mê chuyên khoa bao gồm: bác sĩ gây mê cùng với 12 trợ thủ.
  • Kíp vận hành kỹ thuật (áp dụng nếu xuất hiện những trục trặc xảy ra do hệ thống máy nội soi).

3.2 Dụng cụ phẫu thuật u trung thất lớn (5cm)

  • Bộ dụng cụ giúp mở và đóng ngực (chỉ xiết sườn, banh sườn ...), đề phòng những biến chứng.
  • Chuẩn bị bộ dụng cụ chuyên dụng dùng đại phẫu cho các ca phẫu thuật lồng ngực thường gặp.
  • Những dụng cụ chuyên dụng dùng để tiến hành phẫu thuật nội soi nói chung và phẫu thuật nội soi lồng ngực người bệnh nói riêng.

3.3 Người bệnh

Chuẩn bị mổ nội soi theo quy trình mổ ngực (bao gồm vệ sinh, kháng sinh dự phòng), sau đó khám gây mê hồi sức, bác sĩ phẫu thuật chính sẽ thực hiện giải thích, cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh và gia đình theo quy định, tiến hành hoàn thiện những biên bản pháp lý.

Bệnh nhân luôn luôn cần trao đổi với bác sĩ và điều dưỡng trong quá trình chữa trị. Bất cứ khi nào được đề nghị điều trị
Bác sĩ trao đổi thông tin với bệnh nhân và người nhà trước phẫu thuật

3.4 Theo dõi tình hình bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất lớn (5cm) thành công, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm công thức máu trong khi nghỉ ngơi tại phòng hồi sức sau mổ được 15-30 phút, đồng thời chụp X-quang ngực ngay tại giường (nếu được) để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh giúp bệnh nhân giảm đau và điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, truyền máu (nếu cần thiết), sử dụng những dung dịch thay thế máu,...dựa theo tình trạng huyết động và những thông số xét nghiệm cụ thể.

Những liệu pháp hô hấp cũng thường được áp dụng ngay từ những ngày đầu sau mổ.

3.5 Xử trí tai biến

Tai biến là thuật ngữ để chỉ những chuyển biến xấu sau khi phẫu thuật. Vậy chúng ta cần làm gì khi xuất hiện tai biến sau phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất lớn (5cm). Dưới đây là một số tình trạng thường gặp và cách giải quyết:

3.5.1 Bệnh nhân bị chảy máu sau mổ

Máu có thể chảy từ những vị trí gỡ dính, hoặc tổn thương nhu mô phổi bỏ sót. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định tiến hành mổ lại cầm máu cấp cứu cho người bệnh nếu chảy máu > 100ml/giờ, cùng với dấu hiệu rối loạn huyết động.

3.5.2 Xẹp phổi sau khi mổ

Xảy ra khi người bệnh không thở tốt, bít tắc đờm sau khi mổ. các triệu chứng lâm sàng thường gặp như khó thở, sốt, chụp X- quang thấy bệnh nhân bị xẹp phổi. Phương pháp điều trị nhanh là giảm đau cho người bệnh, sử dụng kháng sinh toàn thân, người bệnh nên được ngồi dậy sớm để ho khạc ra đờm. Nếu cần thiết thì có thể soi hút phế quản.

3.5.3 Suy hô hấp

Người bệnh bị suy hô hấp do liệt hoành trong lúc mổ kỹ thuật viên cắt phải thần kinh hoàn. Tiến hành hồi phục tích cực các chức năng sau mổ, hạn chế sử dụng máy thở dần dần, hoặc tiến hành phẫu thuật để khâu gấp nếp cơ hoành người bệnh.

Kỹ thuật nội soi lông ngực cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín để hạn chế tối đa trường các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan