Phẫu thuật điều trị u nguyên sống (chordoma)

U nguyên sống (chordoma) là bệnh lý ác tính xảy ra trên dây sống. Trong số các phương pháp điều trị u nguyên sống chordoma, phẫu thuật có hiệu quả cao hơn hẳn so với hóa trị và xạ trị.

1. Sơ lược về bệnh u nguyên sống chordoma

U nguyên sống là bệnh lý ác tính thấp hiếm gặp, tiến triển chậm, phát triển từ tàn tích rất nhỏ của sụn khớp. Khối u nguyên sống phát triển từ phần tồn dư của dây sống nên nó có thể xuất hiện ở mọi vị trí của trục xương sống nhưng chủ yếu phân bố ở 2 đầu: Mặt dốc xương đá và xương cùng. U nguyên sống chordoma thường xuất hiện ở nam giới độ tuổi 40 - 60.

U nguyên sống chủ yếu phát triển xâm lấn tại chỗ, tỷ lệ di căn khá thấp (5 - 20%) nhưng có tỷ lệ tái phát rất cao (khoảng 85%) vì khó có khả năng phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ khối u. Mặt khác, triệu chứng của u nguyên sống khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Nếu u phát triển ở nội sọ, các triệu chứng phổ biến là đau đầu, nhìn đôi, rối loạn nuốt. Nếu khối u nằm trên cột sống có thể gây đau vùng bị ảnh hưởng, đau cánh tay hoặc chân, rối loạn bàng quang hoặc ruột. Bởi vậy, bệnh nhân thường bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu. Phần lớn người bệnh u nguyên sống nhập viện khi khối u đã có kích thước lớn. Điều này phần nào ảnh hưởng tới khả năng điều trị khỏi bệnh và làm tăng nguy cơ tai biến trong quá trình điều trị.

Hiện có các phương pháp điều trị u nguyên sống (chordoma) là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Trong đó, phẫu thuật u nguyên sống vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu.

Xạ trị
U nguyên sống có thể được điều trị bằng xạ trị

2. Phương pháp phẫu thuật điều trị u nguyên sống (chordoma) vùng xoang bướm

Nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật cao như hệ thống định vị thần kinh, kính vi phẫu, nội soi,... phương pháp phẫu thuật u nguyên sống vùng xoang bướm - nền sọ có thể thực hiện dễ dàng hơn.

2.1 Chỉ định và chống chỉ định

  • Chỉ định: Khối u nguyên sống chordoma nằm trong xoang bướm, hố yên, trên yên, cạnh yên nhưng không vượt quá phần trước của mặt dốc xương đá;
  • Chống chỉ định: Trường hợp đường vào bị hạn chế như xoang bướm bị hẹp.

2.2 Chuẩn bị phẫu thuật

  • Người thực hiện: Bác sĩ phẫu thuật chính, bác sĩ phụ mổ, điều dưỡng, kíp gây mê;
  • Người bệnh: Được khám chi tiết; xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm nội tiết; khám gây mê trước phẫu thuật theo quy định; gội đầu sạch sẽ và khí dung trước khi mổ;
  • Phương tiện kỹ thuật: Thiết bị gây mê nội khí quản và theo dõi bệnh nhân trong và sau mổ; bàn mổ trang bị hệ thống gá đầu Mayfield; hệ thống định vị thần kinh, khoan mài, hệ thống nội soi và KVP, dao hút siêu âm; bộ dụng cụ vi phẫu thuật và nội soi sọ não; vật tư tiêu hao (bông, gạc, chỉ khâu, sáp sọ,...);
  • Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị đúng theo quy định.

2.3 Thực hiện phẫu thuật

  • Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, đầu thẳng, cằm nghiêng sang phải và ngửa tối đa, đầu được cố định chắc chắn trên khung Mayfield;
  • Vô cảm: Thực hiện gây mê nội khí quản;
  • Đăng ký hệ thống định vị thần kinh cho bệnh nhân;
  • Sử dụng betadine loãng vệ sinh 2 mũi của bệnh nhân. Sau đó, đặt meche tẩm naphazolin để cuốn mũi có thể co tốt;
  • Sát trùng vùng mổ và trải toan;
  • Thực hiện đặt optic, đẩy cuốn mũi giữa ra ngoài, tìm lỗ thông xoang và dùng dao điện tạo vạt niêm mạc có cuống để bộc lộ thành trước xoang bướm;
  • Dùng khoan mài và cò súng mở thành xoang, đốt niêm mạc xoang và lấy phần u nguyên sống xâm lấn khoang bướm;
  • Mở sàn hố yên và kiểm tra các cực dưới navi;
  • Thực hiện mở màng cứng và màng nhện;
  • Dùng pince lấy u từng phần hoặc dùng khoan mài lấy u nếu khối u quá cứng. Lưu ý khi can thiệp vào các vị trí như cuống tuyến yên, động mạch cảnh trong, động mạch thân nền và giao thoa thị giác;
  • Cầm máu, làm đầy ổ mổ bằng tổ chức mỡ và lấy cân đùi tạo hình màng cứng. Tiếp theo phục hồi sàn hố yên bằng vách ngăn mũi và bơm keo sinh học bioglue;
  • Thực hiện phủ vạt niêm mạc mũi để làm đầy ổ mổ;
  • Bơm rửa lại bằng betadine loãng và huyết thanh mặn;
  • Thực hiện đặt 2 meche merocel vào 2 mũi, cố định lại. Hoàn tất quá trình phẫu thuật.

2.4 Theo dõi sau phẫu thuật

  • Theo dõi các chỉ số của bệnh nhân gồm mạch, hô hấp, nhiệt độ và huyết áp;
  • Theo dõi tri giác, đồng tử và nước tiểu của bệnh nhân;
  • Theo dõi meche mũi.
Cặp nhiệt độ
Sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi chặt chẽ về nhiệt độ, huyết áp

2.5 Tai biến và cách xử trí

  • Chảy máu: Xử trí bằng cách mổ lại lấy máu tụ và cầm máy;
  • Nhiễm trùng: Cách xử trí là điều trị nội khoa (sử dụng thuốc kháng sinh);
  • Đái tháo nhạt hoặc suy thượng thận: Nên điều trị bằng thuốc (dùng hormone thay thế) và bồi phụ nước - điện giải;
  • Giãn não thất do chảy máu ổ mổ: Xử trí bằng cách dẫn lưu não thất vào ổ bụng hoặc ra ngoài;
  • dịch não tủy: Thực hiện chọc dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng và mổ lại vá rò.

Phẫu thuật điều trị u nguyên sống (chordoma) là phương pháp trị bệnh hữu hiệu, đặc biệt khi phát hiện u ở giai đoạn sớm. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu cảnh báo khối u nguyên sống, bệnh nhân nên đi thăm khám để được chẩn đoán sớm và áp dụng các phương pháp điều trị tích cực, hiệu quả.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan