Phải làm sao để hết sâu răng?

Sâu răng hình thành là do vi khuẩn gây hại tấn công men răng. Vi khuẩn phát triển khi bạn vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ, hình thành các mảng bám thức ăn thừa. Vậy phải làm sao để hết sâu răng?

1. Sâu răng hình thành như thế nào?

Sau mỗi bữa ăn nếu chúng ta không súc miệng hoặc đánh răng sạch sẽ có thể hình thành những mảng bám trên răng, những mảng bám này chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho răng. Chúng tiêu hóa lượng đường và đồ ăn, nước uống mà bạn ăn, sau đó sản sinh ra axit làm vỡ men răng và lâu dần sẽ hình thành sâu răng ngay trong men răng.

Những lỗ hổng trên men răng mà bạn quan sát được chính là sâu răng.

2. Những cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả

Làm cách nào để hết sâu răng tại nhà an toàn mà hiệu quả là vấn đề nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách chữa sâu răng tại nhà rất đơn giản và dễ thực hiện:

  • Sử dụng lá ổi

Lá ổi được biết đến với nhiều công dụng trong đó có điều trị sâu răng hiệu quả. Bạn hãy chuẩn bị 5,6 lá ổi non, rửa sạch và nhai trực tiếp, dùng lưỡi đẩy lá ổi vào những vị trí răng đang bị sâu và giữ nguyên khoảng 10 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch. Bạn hãy duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ có kết quả bất ngờ.

  • Sử dụng lá bàng

Bạn cũng sử dụng giống lá ổi, hãy chọn những lá bàng còn non, sau đó rửa sạch và cho vào máy xay, xay cho nhuyễn kết hợp với 1⁄4 thìa cafe muối và 250ml nước lọc.

Bỏ hết bã và sử dụng nước, ngậm nước bàng từ 1-2 phút rồi súc miệng sạch lại với nước. Bạn cũng kiên trì sử dụng 2-3 lần/ ngày kéo dài 1 tuần sẽ có kết quả như mong muốn.

  • Sử dụng hoa cúc vàng

Hoa cúc có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt nên được coi là khắc tinh của sâu răng, được sử dụng chữa bệnh sâu răng tại nhà cực hiệu quả.

Bạn hãy chuẩn bị 5 bông cúc vàng, ngắt cánh hoa rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho vào miệng nhai tầm 2 phút rồi súc miệng sạch lại với nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem hãm với nước sôi hoặc rượu theo tỷ lệ 2 nước 1 rượu, hỗn hợp này để tầm 1 tuần có thể sử dụng được và dùng thay nước súc miệng hàng ngày.

  • Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không không còn quá xa lạ với chúng ta, đây là loài cây cực kỳ dễ kiếm. Bạn hãy chuẩn bị 5-7 lá trầu không, đem rửa sạch và giã nhỏ ngâm rượu trắng. Trước khi dùng hãy đem đun cách thủy 30 phút, để nguội và súc miệng hoặc dùng bông tăm chấm tại chỗ sâu răng. Sau đó súc miệng sạch lại với nước.

  • Sử dụng gừng hoặc tỏi

Gừng và tỏi có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bạn sử dụng một ít gừng giã nhỏ thêm một chút muối, sau đó đắp lên vùng răng bị sâu. Ngoài ra có thể chưng hỗn hợp tỏi giã nhỏ với muối, sau đó lấy nước chưng cất bôi lên chỗ răng bị đau. Bạn kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ có hiệu quả tốt nhất.

  • Sử dụng nghệ

Nghệ có chứa thành phần là Curcumin, đây là một chất kháng viêm và sát trùng cao có công dụng như một số loại thuốc kháng sinh.

Do đó, bạn có thể sử dụng nghệ thay vì dùng thuốc kháng sinh giảm đau khi răng đau.

Lưu ý: Những phương pháp chữa sâu răng tại nhà được nêu trên đều từ những nguyên liệu tự nhiên, an toàn và lành tính nhưng lại chỉ mang tính chất tạm thời, khó mà điều trị triệt để được. Do đó, nếu bạn mong muốn cải thiện dứt điểm tình trạng sâu răng, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp nhất.

3. Điều trị tận gốc sâu răng

Sâu răng hình thành chủ yếu là do vi khuẩn gây hại tấn công. Do đó, muốn điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng, bạn cần loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn trong răng và ngăn chặn chúng tấn công trở lại.

3.1. Trám răng

Trám răng là cách chữa sâu răng nhanh nhất, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Răng sâu sau khi được xử lý và loại bỏ hết vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng vật liệu trám như Amalgam (trám bạc), kim loại quý, GIC, Composite,...để bít lại lỗ bị sâu. Phương pháp này vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, đồng thời ngăn chặn được vi khuẩn tấn công lỗ sâu răng.

Quy trình trám răng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn, xem xét mức độ, vị trí sâu răng để lựa chọn loại vật liệu trám phù hợp.
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng chuyên dụng, sát trùng vùng răng cần điều trị.
  • Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám.
  • Bước 4: Trám răng bằng việc bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chỗ răng cần được phục hồi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bôi một lớp keo Bonding tạo độ dính và trám lại để không gây cộm cấn, khó chịu trong quá trình sử dụng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ chiếu đèn quang hợp để vật liệu trám cứng lại và đồng nhất với răng thật.

3.2. Bọc răng sứ

Trong trường hợp răng sâu khá nặng, cần điều trị tủy và chân răng vẫn còn cứng chắc thì nên lựa chọn bọc răng sứ. Phương án bọc răng sứ sẽ giúp bạn bảo tồn răng thật một cách tối đa.

3.3. Nhổ bỏ và trồng lại

Tình trạng răng sâu quá nghiêm trọng, không thể sử dụng phương pháp trám răng hay bọc sứ để phục hồi răng được thì cách tốt nhất là nhổ bỏ và trồng lại răng giả. Bởi vì nếu để tình trạng răng sâu quá lâu có thể gây ra những hậu quả khó lường.

4. Cách phòng ngừa sâu răng

Sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn có chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách. Cụ thể:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sáng tối hoặc sau những bữa ăn chính.
  • Lựa chọn những loại bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa nồng độ Fluor phù hợp.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm nhọn để làm sạch kẽ răng.
  • Súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế ăn vặt.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho răng như rau xanh, trái cây tươi, sữa, hải sản, trứng,...
  • Lấy cao răng và thăm khám nha khoa thường xuyên để kiểm soát tốt tình trạng răng miệng.
  • Hạn chế sử dụng những đồ ăn có chứa nhiều đường, nước ngọt.

Tình trạng sâu răng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn có một thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng khoa học. Tuy nhiên, sâu răng cũng không thể tự chữa khỏi tại nhà hoàn toàn được mà cần được điều trị bởi chuyên gia nha khoa. Nếu bạn nghi ngờ hoặc bị sâu răng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan