Những điều cần biết về yếu tố nhạy cảm với insulin

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì việc sử dụng insulin là điều cần thiết và vô cùng quan trọng đối với cả hai tuýp. Yếu tố nhạy cảm với insulin có thể giúp người bệnh tính toán được lượng insulin phù hợp với cơ thể mình.

1. Yếu tố nhạy cảm với insulin là gì?

Đái tháo đường được chia làm hai tuýp bao gồm tuýp 1 và tuýp 2. Với đái tháo đường tuýp 1 thì tuyến tụy không thể tạo ra insulin dẫn đến cơ thể không có insulin để sử dụng. Tuýp 2 là do cơ thể không thể sử dụng insulin được tạo ra một cách chính xác và hợp lý. Do đó, việc bổ sung insulin là cần thiết trong cả hai loại này.

Yếu tố nhạy cảm insulin đề cập đến sự giảm lượng đường trong máu. Phép đo này được tính toán theo đơn vị miligam trên decilit (mg/ dl) và phụ thuộc vào đơn vị insulin được sử dụng. Mặc dù insulin được dùng để giúp giảm đi lượng đường trong máu nhưng phải nằm trong mức kiểm soát được để tránh hậu quả xấu do đường huyết quá thấp. Biết được yếu tố nhạy cảm với insulin sẽ cho phép bệnh nhân xác định liều lượng insulin cần cho quá trình tác dụng ngắn hoặc tác dụng nhanh.

Điều quan trọng là phải cung cấp đúng yếu tố insulin vì hai lý do. Đầu tiên, nếu dùng liều cao có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp gây ra tình trạng hạ đường huyết. Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 miligam/ decilit và có thể dẫn đến nguy hiểm do co giật hoặc mất ý thức. Thứ hai, nếu sử dụng một liều insulin quá thấp có thể không làm ổn định được lượng đường trong cơ thể. Kết quả dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng theo thời gian. Chúng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như:

  • Mắt.
  • Thận.
  • Dây thần kinh.
  • Tim mạch.

Độ nhạy insulin ở mỗi người khác nhau nên đó là lý do tại sao bạn cần biết liều lượng chính xác để dùng. Trong đó đái tháo đường tuýp 1 có độ nhạy insulin cao hơn tuýp 2. Ngoài ra, độ nhạy insulin của bạn cũng có xu hướng thay đổi trong ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động và sự bài tiết hormon của bệnh nhân. Khi cơ thể bị ốm thì độ nhạy insulin cũng có xu hướng thay đổi.

2. Làm thế nào để tính hệ số nhạy cảm với insulin?

Có hai cách để tính toán hệ số nhạy cảm với insulin. Một phương pháp sẽ giúp xác định mức độ nhạy cảm với insulin thông thường và phương pháp còn lại sẽ cho biết độ nhạy cảm với insulin tác dụng ngắn:

  • Insulin thông thường: Insulin thông thường là một loại hormone tổng hợp mà cơ thể sử dụng để xử lý đường đi vào máu như một phần của quá trình tiêu hóa. Thuốc bắt đầu hoạt động trong vòng 30 phút đến một giờ sau khi uống và mất khoảng hai đến bốn giờ trước khi thuốc đạt được hiệu quả tối đa. Hiệu quả kéo dài trong sáu đến tám giờ. Để tính toán hệ số nhạy cảm insulin đối với insulin thông thường, hãy sử dụng “Quy tắc 1500” sẽ giúp bạn biết lượng đường huyết sẽ giảm bao nhiêu trên một đơn vị insulin thông thường. Ví dụ: Nếu liều lượng insulin thông thường được đề nghị hàng ngày của bạn là 30 đơn vị, hãy chia số đó thành 1500 để được 50. Giải thích là hệ số nhạy cảm với insulin là 1:50. Điều này có nghĩa là một đơn vị insulin thông thường làm giảm lượng đường trong máu khoảng 50 miligam trên mỗi decilit.
  • Insulin tác dụng ngắn: Loại insulin này cần một thời gian ngắn hơn để ảnh hưởng đến lượng đường trong máu so với insulin thông thường. Thuốc bắt đầu có tác dụng trong vòng 30 phút, có nghĩa là bạn nên tiêm trước bữa ăn 30 phút. Insulin đạt tác dụng tối đa sau hai đến năm giờ và có thể kéo dài đến sáu đến tám giờ. Việc tính toán hệ số nhạy cảm với insulin của insulin tác dụng ngắn dựa trên “Quy tắc 1800”. Nếu bạn dùng 30 đơn vị insulin tác dụng ngắn mỗi ngày, hãy chia số đó thành 1800. Kết quả là 60, có nghĩa là bạn có mức độ nhạy cảm với insulin là 1:60. Một đơn vị insulin tác dụng ngắn sẽ làm giảm lượng đường huyết khoảng 60 miligam mỗi decilit.

3. Khi nào cần kiểm tra yếu tố nhạy cảm với insulin?

Mức insulin của bệnh nhân thay đổi trong ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để kiểm tra hệ số để có kết quả chính xác nhất là vô cùng cần thiết. Các bác sĩ khuyên nên kiểm tra yếu tố nhạy cảm insulin khi:

  • Mức đường huyết của bệnh nhân tăng ít nhất 50 miligam mỗi decilit so với mức mục tiêu.
  • Không ăn trong vòng 4 giờ.
  • Không dùng một liều insulin bolus trong tối thiểu bốn giờ.

Không được kiểm tra yếu tố nhạy cảm insulin khi:

  • Từng có thời kỳ lượng đường trong máu thấp.
  • Cơ thể đang bị ốm hoặc bị nhiễm trùng.
  • Vừa trải qua hoạt động thể chất căng thẳng.
  • Đang có căng thẳng về mặt cảm xúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan