Nhiễm trùng da mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không kiểm soát chặt chẽ. Nguyên nhân một phần do đái tháo đường khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn cao, trong đó người bệnh có thể bị nhiễm trùng ngoài da, viêm mô mềm. Ngoài ra việc dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng gây ảnh hưởng tới da.

1. Vì sao mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da?

Người bị bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng da, viêm da hơn so với các bệnh khác bởi nồng độ đường trong cơ thể cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao cũng khiến các vết trầy xước dù rất nhỏ cũng có thể là môi trường để các vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng sinh sôi tạo nên tình trạng viêm da tiểu đường.

Một nguyên nhân nữa là khi bị đái tháo đường, bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh khiến tinh thần căng thẳng, hay mắc các biến chứng khác đi kèm như: trầm cảm, rối loạn thần kinh. Trong đó, rối loạn thần kinh khiến người bệnh tiểu đường phản ứng chậm với tổn thương về da như xước, đau do vật dụng sắc nhọn đâm phải. Tổn thương da khả năng hồi phục chậm nên nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Hình ảnh loét bàn tay do tiểu đường gây ra
Người bị bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng da, viêm da hơn so với các bệnh khác

2. Những bệnh lý về da thường gặp liên quan đến tiểu đường

Theo thống kê, có 1/3 người mắc bệnh đái tháo đường xuất hiện vấn đề về da, trong đó chủ yếu là bị nhiễm trùng da, viêm mô mềm,... Có thể thấy, viêm da ở người bệnh tiểu đường khá phổ biến, tuy nhiên những vấn đề này có thể chữa trị được nhờ thuốc.

2.1 Nhiễm trùng da khi bị tiểu đường

Nguyên nhân do người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết chưa chặt chẽ gây ra bất thường vi tuần hoàn, giảm thực bài, khả năng kết dính của bạch cầu kém.

2.2 Nhiễm vi nấm

Vi nấm là yếu tố cao nhất khiến người mắc tiểu đường bị viêm da. Nguyên nhân do vi nấm bào mòn lớp hàng rào ngoài cùng bảo vệ da. Nhiệt độ ẩm thấp bên ngoài, những vị trí nếp gấp của da chính là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Tình trạng nhiễm vi nấm ở người mắc đái tháo đường thường do nấm Candida.

Nhiễm nấm Candida gây nên tình trạng bị viêm miệng, viêm móng, viêm ở bộ phận sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo ở nữ giới, viêm bao quy đầu ở nam giới. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện nhiễm nấm men ở hai bên mép, giống kiểu vết chốc mép.

Một số nấm khác cũng xuất hiện như nấm móng. Chúng phát triển ở kẽ ngón chân, tay và ở móng khiến người bệnh bị ngứa ngáy và tạo thành những ban màu đỏ tươi. Khi đó người bệnh thường xuất hiện các mụn nước, mụn mủ và bong vảy. Nếu bị viêm kẽ ở giữa các ngón chân không điều trị sớm có thể gây loét bàn chân.

2.3 Nhiễm trùng da do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn xuất hiện khá phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường do kiểm soát kém. Khi bị nhiễm trùng da, nang lông bị mưng mủ hoặc sưng tấy và trên da có nhiều mụn nhọt. Mi mắt, móng cũng là vị trí dễ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn

2.4 Biến chứng ngoài về da do dùng thuốc điều trị đái tháo đường

Khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh có thể bị nổi mề đay, phát ban màu hồng hoặc xuất hiện trứng cá đỏ. Sử dụng thuốc tolbutamide và chlorpropamide có thể khiến da nhạy cảm với ánh sáng.

Còn đối với thuốc hạ đường huyết có nguy cơ gây ra những phản ứng ngoài da.

Thuốc Celexa
Khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh có thể bị nổi mề đay, phát ban màu hồng hoặc xuất hiện trứng cá đỏ

3. Phòng ngừa, điều trị nguy cơ nhiễm trùng da, mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng da khi bị tiểu đường, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề đặc biệt trong việc vệ sinh da và thân thể như sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, không nên tắm nước quá nóng, chỉ nên dùng nước ấm
  • Lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo sau khi tắm
  • Cắt móng tay, chân gọn gàng, không cắt ngắn quá
  • Không ngâm chân trong nước nóng lâu, không sử dụng nước nóng để làm ấm chân. Cần lau khô các kẽ chân sau khi rửa
  • Luôn mang giày dép khi đi ra ngoài, tránh giẫm phải vật sắc nhọn gây chảy máu. Nếu bị thương, vết xước cần lau, vệ sinh sát khuẩn bằng cồn, băng bó lại những vết rách sau khi phát hiện.
  • Sử dụng tất rộng rãi
  • Tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập thể dụng như: dưỡng sinh, đi bộ,...
  • Tiêm insulin để cơ thể có đủ lượng insulin cần thiết giúp kiểm soát tốt đường huyết
  • Sử dụng điều trị bằng thuốc kháng sinh

Tiểu đường tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Việc không điều trị sớm luôn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng về sau. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như: xuất hiện những vết loét trên da, đốm đỏ, sưng cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra.

Tắm
Người bệnh nên vệ sinh da cẩn thận, chỉ nên tắm với nước ấm
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan