Nhận biết và phòng tránh yếu tố kích phát cơn hen

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hen là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp. Ở Việt Nam người lớn chiếm tỉ lệ 5%, trẻ em 10% và trên thế giới có 300 triệu người mắc bệnh, 20 vạn người tử vong vì hen hàng năm. Bệnh hen được đánh giá là có thể mắc ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy bệnh không lây nhưng lại có tính di truyền.

1. Cách khống chế bệnh hen

Trong số người bị bệnh hen có 51.4% xuất hiện triệu chứng ngày, 44.3% có triệu chứng đêm, 43.6% phải cấp cứu hay nhập viện, 36.5% phải nghỉ học, 26.5% phải nghỉ làm vì hen suyễn. Cách khống chế cơn hen có thể kể đến như:

  • Tránh xa những gì có thể làm cơn hen suyễn khởi phát.
  • Sử dụng thuốc hen suyễn đúng như bác sĩ chỉ dẫn.
  • Đến bác sĩ để khám hen suyễn 2 hoặc 3 lần trong 1 năm, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe và không hề có vấn đề gì về hô hấp.

2. Yếu tố kích phát cơn hen suyễn

Yếu tố kích phát Cách phòng tránh
Thay đổi thời tiết thường gặp nhất khi thời tiết trở mùa Mang khẩu trang khi thời tiết lạnh.
Che mũi khi đi ngoài trời gió, lạnh.
Miền Bắc: mùa đông, mùa xuân Mặc ấm vào mùa lạnh.
Giữ ấm cho trẻ vào ban đêm.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Cảm cúm
Sổ mũi
Viêm họng
Tránh tiếp xúc với người bị cảm
Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và tập thể dục
Khám bệnh khi bị cảm
Không nên tự mua thuốc trị cảm
Chích ngừa cúm
Khi bị cảm nên xịt thuốc cắt cơn và tăng liều thuốc ngừa cơn trong vài tuần.
Khói thuốc lá: hút thụ động, hoặc chủ động Tìm cách bỏ thuốc lá
Không hút thuốc trong nhà
Không cho người khác hút thuốc trong nhà đặc biệt là phòng ngủ
Trẻ em có cha mẹ hút thuốc lá có nguy cơ bị hen nhiều hơn mức bình thường
Giữ con nhỏ và nhà bạn ở xa khói thuốc
Khi có thai, không được hút thuốc lá.
Các loại khói bụi khác:
Khói nhang, khói bếp…
Bụi nhà, bụi đường, bụi vải, bụi công nghiệp, bụi phấn, xay xát lúa gạo
Tránh đốt khói ngoài đồng, vườn
Tránh khói do dầu lửa
Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc.
Đóng cửa khi bên ngoài khói bụi, mở cửa khi bên trong ngột ngạt, có khói, bụi, mùi khó chịu
Nếu bệnh nhân phải tự lau quét, nên mang khẩu trang hoặc khăn choàng.
Hóa chất mùi lạ: Mùi thức ăn, mùi nồng, mùi mốc, mùi sơn, mùi nhà mới xây, chất có phân tử dễ bay hơi.
Nước hoa, mỹ phẩm, nước khử mùi, nước rửa có mùi, mùi thuốc xịt phòng, thuốc nhuộm tóc...
Không để có mùi nồng gắt trong nhà
Không đốt nhang
Không sử dụng các vật dụng có mùi
Khi bệnh nhân lên cơn hen ở nhà không nên sử dụng chất tẩy mạnh, phun thuốc diệt côn trùng, sơn, hoặc nấu thức ăn có mùi gắt
Làm sạch nhà trước khi bệnh nhân hen về
Thức ăn, thức uống: Chất sulfite có trong dung dịch bảo quản một số loại thức ăn, nước uống thường gây ra dị ứng
Một số người có phản ứng khác nhau với từng loại thức ăn, thức uống.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Biết các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng
Cần lưu ý để biết được loại thức ăn nào bản thân mình mắc dị ứng để tránh
Kiêng khem quá mức suy dinh dưỡng (trẻ em) hay ăn uống thiếu chất dễ bị bệnh tật (người lớn)
Tránh ăn những loại thức ăn dễ bị dị ứng như: tương chao, đậu hũ, mắm, dưa chua . (xem thờm bài dinh dưỡng và hen)
Thời tiết trở lạnh
Khi mắc mưa
Gần quạt
Đêm quên đắp mền
Sau ăn hoặc uống lạnh
Bị nhiễm lạnh
Cần tránh nhiễm lạnh
Giữ ấm cơ thể
Đắp ấm, quấn khăn giữ ấm vùng cổ và ngực về đêm
Không ăn uống lạnh
Cảm xúc: Khi có chuyện buồn, lo lắng. Sau một cơn cười dài. Sinh hoạt điều độ, giữ cuộc sống thăng bằng, không căng thẳng quá mức
Thường xuyên thư giãn, giải trí lành mạnh
Phấn hoa và nấm mốc Ở trong nhà vào thời điểm nhiều phấn hoa.
Sử dụng máy điều hòa không khí
Đóng cửa khi vào mùa có phấn hoa
Tránh nguồn có chứa nấm mốc như đồ đạc ẩm
Đồ vật trong nhà Giặt gối mền mỗi tuần 1 lần
Tốt nhất là tránh ngủ hay nằm trên những vật dụng được bọc phủ
Không nên sử dụng các loại thảm trải nền nhà
Giặt nóng khăn trải giường, thú nhồi mỗi tuần
Tránh sử dụng máy hút bụi hay ở trong phòng đang dùng máy hút bụi.
Thú có lông: Chó, mèo, các vật dụng làm bằng lông thú Không nên nuôi thú vật trong nhà.
Tránh vật dụng làm bằng lông thú.
Nếu có nuôi thì không nên để thú nuôi trong nhà, tắm cho con vật hàng tuần
Tránh tiếp xúc với những con vật nuôi của người khác, nếu phải tiếp xúc thì phải dùng thuốc cắt cơn trước đó.
Thuốc Không nên sử dụng Aspirin
Kháng sinh: Penicilline, Bactrim,...
Các loại thuốc kháng viêm không corticoides, đặc biệt là ASPIRIN
Nếu cần dùng nên chọn nhóm Acetaminophen
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Khi đi khám bệnh khác hoặc mua thuốc cần khai rõ bản thân bị bệnh hen suyễn.
Một số yếu tố khác:
Trào ngược dạ dày thực quản
Theo mùa, con nước, con trăng.
Theo chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ.
Theo nghề nghiệp: thợ may, thợ mộc, nuôi gà, xay tiêu, giáo viên.
Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ

3. Kết luận tình trạng lên cơn hen

Tốt nhất, nhận diện và kiểm soát các cơn hen cấp là yếu tố chính để quản lý hen suyễn thành công. Nhận biết được các yếu tố kích phát cơn hen suyễn và biết cách phòng tránh hiệu quả sẽ kiểm soát được triệu chứng, nhu cầu dùng thuốc hạn chế, giảm số lần nhập viện và tử vong vì hen. Vì phải thay đổi lối sống nên khó khăn với một số bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City được thành lập và mở rộng với mong muốn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với chuyên môn cao phục vụ công tác khám chữa các bệnh lý về hô hấp, dị ứng và bệnh tự miễn.

Đơn nguyên quy tụ các Giáo sư, Tiến sĩ và các bác sĩ chuyên khoa có trên 30 năm kinh nghiệm, các bác sĩ trẻ được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến luôn sẵn sàng trong công tác khám chữa và chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, Đơn nguyên được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại hàng đầu Việt Nam hỗ trợ tối đa cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng miễn dịch lâm sàng hiện đang trở thành địa chỉ khám tin cậy của nhiều khách hàng bởi khi đến khám, người bệnh sẽ được bác sĩ khám và tư vấn tường tận về bệnh và kế hoạch điều trị. Bệnh nhân cũng được cung cấp các tài liệu bổ sung thông tin một cách toàn diện về bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan