Nguyên nhân gây quặm mi ở mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Quặm mi là hiện tượng lông mi mọc ngược mọc sai hướng, hướng của lông mi về phía mắt. Lông mi mọc ngược có thể chạm vào nhãn cầu gây kích thích nhãn cầu hoặc vùng da xung quanh mắt. Hậu quả là dẫn đến đau, đỏ, chảy nước mắt và tổn thương giác mạc

1. Triệu chứng của lông mi bị quặm

Lông mi bị quặm (tên tiếng Anh là trichiasis) có thể xảy ra ở một vài lông mi, nhưng dần dần sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả lông mi dẫn đến các triệu chứng như

  • Bị kích thích do cảm thấy có vật gì đó trong mắt
  • Đỏ quanh mắt
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa hoặc đau mắt

Nếu không được điều trị, bệnh nhiễm trùng mắt có thể làm tổn thương mắt, ví dụ như khi bị kích thích, người bệnh hay dùng tay để dụi mắt khiến tổn thương giác mạc và dễ bị nhiễm trùng.

Tránh dụi mắt gây nhiễm trùng
Nhiễm trùng mắt có thể xảy ra khi lông mi bị quặm

2. Nguyên nhân dẫn đến quặm lông mi

Các nguyên nhân phổ biến gây quặm lông mi bào gồm:

  • Chấn thương. Mô sẹo phát triển sau chấn thương có thể khiến lông mi mọc theo một hướng khác. Phẫu thuật mắt cũng có thể có hậu quả này.
  • Lông mi và nang lông có thể tạm thời thay đổi hình dạng khi trẻ lớn lên.
  • Viêm bờ mi. Viêm bờ mi mãn tính do viêm và kích ứng mí mắt dẫn đến da bị bong tróc, chuyển sang màu đỏ và tăng tiết chất nhầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Lộn mi mắt khiến mí mắt bị gập vào bên trong do yếu các cơ và mô xung quanh mắt khi tuổi già, hậu quả dẫn đến nhiễm trùng hoặc chấn thương.
  • Nhiễm trùng Herpes ở mắt có thể làm hỏng mí mắt và nhiễm trùng mắt.
  • Bệnh đau mắt hột. Bệnh đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng mí mắt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến lông mi và thậm chí gây mù.
  • Trong một số ít trường hợp, các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến mí mắt hoặc niêm mạc, như hội chứng Stevens-Johnson gây ra quặm lông mi.
Đau mắt đỏ
Một trong những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mí mắt là đau mắt và nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Điều trị quặm mi ở mắt

Trong trường hợp người bệnh chỉ có một ít lông mi bị mọc ngược, bác sĩ thường sẽ loại bỏ lông mi và lông nang để lông mi có thể mọc lại đúng hướng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần phải điều trị nguyên nhân gây ra lông mi bị quặm.

Khi nhiều lông mi mọc ngược hoặc khi lông mi mọc lại sai hướng, các phương pháp điều trị sau đây có thể được thực hiện:

Triệt lông vĩnh viễn (Permanent hair removal):

  • Lông mi mọc ngược có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp điện phân hủy. Bác sĩ sẽ phá hủy nang lông bằng điện để ngăn lông mọc lại.
  • Người bệnh có thể thực hiện thay thế phương pháp trên bằng biện pháp triệt lông bằng laser. Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 đã so sánh hiệu quả của hai phương pháp này cho kết quả triệt lông bằng laser có tỷ lệ thành công lần đầu là 81% nhưng tỷ lệ lông mi mọc trở lại là 19%. Tỷ lệ thành công lần đầu tiên của phương pháp điện phân hủy là 49% nhưng với 63 % trường hợp sẽ xuất hiện lông mi mọc lại.

Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery):

Kỹ thuật này này được thực hiện để đóng băng và loại bỏ các lông mi và nang lông mị bị quặm.

Phẫu thuật tái định vị (Repositioning surgery)

Bác sĩ có thể phẫu thuật tái định vị mí mắt hoặc lông mi để điều chỉnh hướng lông mi bị quặm.

Nguồn tham khảo: Healthline.com; Medicalnewstoday.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan