Nghe không rõ kéo dài: Cảnh giác bị điếc vĩnh viễn

Nghe không rõ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này thoáng qua và không lặp lại, bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu nghe kém kéo dài, cần có giải pháp điều trị kịp thời, bởi để lâu sẽ dẫn đến điếc vĩnh viễn.

1. Dấu hiệu nhận biết tai nghe không rõ tiếng

Dấu hiệu thường gặp nhất của tai nghe không rõ là nghe kém đột ngột sau khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc nghe điện thoại, nghe đài không còn rõ như trước... Thậm chí một số người bệnh sẽ chóng mặt hoặc ù tai đi kèm.

Trong trường hợp bị nghe kém đột ngột một bên tai hoặc tai nghe 2 bên không đều, bạn sẽ khó nhận ra vấn đề do tai còn lại vẫn nghe bình thường và có sự bù trừ. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết tình trạng tai khó nghe:

  • Khó nghe đặc biệt trong môi trường ồn ào (quán cà phê, ngoài đường...) dẫn đến hay hiểu nhầm ý người đang nói chuyện với mình.
  • Phải tập trung mới nghe được người khác nói nên thường không cảm thấy thoải mái khi trò chuyện.
  • Thường xuyên yêu cầu người khác nói lại.
  • Nghe nhạc hoặc xem tivi với âm lượng lớn so với bình thường.

Lúc này, bạn nên đi khám với bác sĩ tai mũi họng.

2. Cách thức chẩn đoán nghe kém

Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng nghe kém bằng những cách cơ bản sau:

  • Thăm khám: Bác sĩ quan sát tai từ bên ngoài vào trong xem có ráy tai, viêm nhiễm ở tai hoặc những bất thường cấu trúc ở tai gây nghe kém không.
  • Khám tầm soát nghe kém: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu bịt một tai lại, và kiểm tra khả năng nghe qua các âm thanh có độ lớn khác nhau. Tuy nhiên tính chính xác của nghiệm pháp này còn giới hạn.
  • Kiểm tra sức nghe: Thường sử dụng ứng dụng trên điện thoại để tầm soát nghe kém ở mức độ vừa.
  • Sử dụng âm thoa: Đây vốn là dụng cụ kim loại có 2 ngạnh tạo ra âm thanh khi gõ, giúp phát hiện vị trí của tổn thương làm ảnh hưởng sức nghe c.

Đo thính lực bằng cách cho bệnh nhân đeo tai nghe và nghe âm thanh, tiếng nói hướng đến từng tai. Mỗi âm thanh sẽ được lặp lại ở mức âm lượng thấp hơn với mục đích tìm ra được mức âm lượng thấp nhất mà người bệnh có thể nghe thấy.

3. Tai nghe không rõ kéo dài cẩn thận bị điếc

Tình trạng nghe không rõ khi mới khởi phát thường xảy ra ở một bên tai. Điều này có thể khiến người bệnh không nhận biết được để thăm khám kịp thời vì vẫn còn nghe được nhờ vào tai còn lại. Do đó, có rất nhiều trường hợp đến khám muộn, khiến việc điều trị không hiệu quả, dẫn đến di chứng nghe kém không hồi phục và gây điếc tai hoàn toàn.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị để khôi phục được thính lực như:

  • Loại bỏ ráy tai: Phương pháp này được thực hiện bằng cách hút hoặc một dụng cụ nhỏ có một vòng ở đầu.
  • Phẫu thuật: Gồm một số hình thức như vá màng nhĩ, chỉnh hình chuỗi xương con. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sĩ có thể đặt ống thông nhĩ để giúp tai thoát dịch.
  • Thiết bị trợ thính: Máy trợ thính sẽ phát huy hữu ích nếu nghe kém do tổn thương tai trong.
  • Cấy ghép ốc tai điện tử: Đây là phương pháp giúp thay thế chức năng của các bộ phận bị hư hỏng và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác giúp tăng khả năng nghe.

4. Phòng ngừa tình trạng nghe kém dẫn đến điếc bằng cách nào?

Để giảm nguy cơ nghe kém, bảo vệ tai trước tổn thương dẫn đến nghe kém, bạn có thể chủ động thăm khám với bác sĩ tai mũi họng hàng năm. Đặc biệt với những người làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, việc chủ động bảo vệ đôi tai là điều vô cùng cần thiết. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nếu tình trạng nghe kém không được can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến điếc tai, kém phát triển ngôn ngữ. Do đó, để phòng ngừa nghe kém các bạn cần lưu ý:

  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị tình trạng suy giảm thính lực hiệu quả. Kết hợp của các thảo dược tự nhiên như: Cối xay, vảy ốc, cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa, cẩu tích... đã được chứng minh có tác dụng bổ thận, hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe thính giác và thính lực cho đôi tai hiệu quả. Đặc biệt, sử dụng thảo dược tự nhiên để giảm thiểu các triệu chứng nghe kém, ù tai và suy giảm thính lực còn hạn chế các tác dụng phụ.
  • Tầm soát (sàng lọc) nghe kém ở trẻ: Với trẻ sơ sinh có thể sàng lọc thính lực trước khi rời bệnh viện. Với trẻ lớn hơn có triệu chứng mất thính lực như trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Với những trẻ có nguy cơ cao mất thính giác hoặc có dấu hiệu chậm phát triển nên cần được kiểm tra thính giác để được hỗ trợ khắc phục tốt nhất.
  • Vệ sinh tai thường xuyên: Đây là giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng ráy tai bít ống tai. Tuy nhiên, không nên dùng các vật sắc nhọn lấy ráy tai vì có thể gây tổn thương cấu trúc của tai, thậm chí thủng màng nhĩ.
  • Sử dụng tai nghe đúng cách: Khi đeo tai nghe nên đeo ở mức độ vừa phải, đồng thời cho tai nghỉ ngơi sau một thời gian đeo tai nghe.
  • Cần bảo vệ tai: Khi sinh hoạt, làm việc ở các nơi quá ồn ào, âm thanh lớn bạn cần chú ý sử dụng nút bịt tai chống tiếng ồn.
  • Khám và kiểm tra thính lực thường xuyên: Khi bước qua độ tuổi 30 tuổi, sức nghe của tai sẽ bắt đầu suy giảm và cứ 10 năm sức nghe của tai lại giảm đi một bậc. Dành thời gian định kỳ kiểm tra thính lực là việc bác sĩ khuyến cáo để duy trì khả năng nghe, nên thực hiện đối với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

197 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan