Nên dùng chỉ nha khoa mấy lần 1 ngày?

Chỉ nha khoa là một “công cụ” an toàn và hiệu quả giúp loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn trên răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chỉ nha khoa dùng như thế nào và nên dùng chỉ nha khoa mấy lần 1 ngày. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chỉ nha khoa đúng phương pháp để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.

1. Tại sao cần chỉ nha khoa khi đã đánh răng?

Bàn chải đánh răng không thể len lỏi đến vùng giữa các kẽ răng để loại bỏ hiệu quả các mảng bám tại vị trí này, nhưng chỉ nha khoa thì có thể.

Các mảng bám - vi khuẩn hình thành do đường cũng như các mảnh thức ăn còn sót lại trong miệng sau khi ăn. Nếu những mảng bám này không được loại bỏ, vi khuẩn sẽ tiêu thụ chúng. Khi đó, vi khuẩn sẽ tiết ra một loại acid có thể ăn mòn men răng và gây ra sâu răng.

Ngoài ra, mảng bám thức ăn lâu ngày sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng (hay cao răng), tích tụ trên viền nướu và dẫn đến các bệnh về nướu, đặc biệt là viêm nướu.

Bằng cách đánh răng 2 lần một ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa, các mảng bám và vi khuẩn sẽ được loại bỏ hiệu quả.

chỉ nha khoa dùng được mấy lần
Sử dụng chỉ nha khoa đúng phương pháp để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

2. Khi nào nên dùng chỉ nha khoa?

Đây là câu hỏi rất được quan tâm của những ai lần đầu biết đến loại phương pháp làm sạch răng này. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị, thời gian tốt nhất sử dụng chỉ nha khoa không cố định mà tùy thuộc vào điều kiện và thời gian của mỗi người.

Một số người sẽ sử dụng chỉ nha khoa như một thói quen vào các buổi sáng sau khi đánh răng, nhưng cũng có người thích dùng chỉ nha khoa trước khi đi ngủ hoặc sau khi dùng bữa. Nói chung, về thời gian sử dụng chỉ nha khoa, bạn hoàn toàn có thể chủ động theo sở thích và thời gian cá nhân.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2018, các chuyên gia gợi ý bạn nên dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc dùng chỉ nha khoa trước sẽ làm trôi vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng. Sau đó, khi đánh răng, các mảnh vụn cùng mảng bám ở mặt trước và mặt sau răng sẽ được làm sạch hiệu quả.

Đồng thời, đánh răng sau khi sử dụng chỉ nha khoa, nồng độ florua từ kem đánh răng sẽ có xu hướng tăng, từ đó khả năng làm sạch và giảm nguy cơ sâu răng cũng cao hơn.

3. Chỉ nha khoa được dùng mấy lần?

Người Châu Á nói chung hay người Việt Nam nói riêng đều có thói quen tiết kiệm. Đây là một đức tính tốt được lưu truyền từ ngày xưa. Tuy nhiên, thói quen này không nên được áp dụng đối với chỉ nha khoa.

Rất nhiều người không quan tâm đến việc chỉ nha khoa dùng được mấy lần và họ “tiết kiệm chi phí” cho phương pháp này bằng cách tái sử dụng lại chỉ nha khoa từ 2 - 3 lần. Đây là việc làm sai lầm, không chỉ gây ra các vấn đề về răng miệng mà có tạo điều kiện cho sự lây nhiễm bệnh từ răng này sang răng khác hay thậm chí là từ người này sang người khác (nếu sử dụng chung).

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng chỉ nha khoa duy nhất 1 lần, mỗi lần bạn có thể lấy tiết kiệm một đoạn ngắn từ 30 - 40 cm. Điều này giúp tác dụng của chỉ nha khoa được tối ưu nhất, hạn chế các bệnh lý răng miệng trong quá trình sử dụng.

chỉ nha khoa dùng được mấy lần
Rất nhiều người không quan tâm đến việc chỉ nha khoa dùng được mấy lần

4. Dùng chỉ nha khoa mấy lần 1 ngày thì phù hợp?

Vấn đề dùng chỉ nha khoa mấy lần 1 ngày cũng là một câu hỏi phổ biến liên quan đến chỉ nha khoa. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, bạn không nên dùng chỉ nha khoa quá nhiều lần. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ gây hỏng răng và nướu, đặc biệt là nếu bạn sử dụng với lực mạnh.

Việc sử dụng chỉ nha khoa có thể nhiều hơn 1 lần/ngày nhưng vẫn phải ở mức độ vừa phải (tối đa 3 lần/ngày).

5. Chỉ nha khoa dùng như thế nào? Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa chi tiết

Việc dùng chỉ nha khoa như thế nào liên quan nhiều đến yếu tố như đối tượng người dùng, loại chỉ nha khoa... Trong đó, có 3 nhóm chủ yếu sau đây.

5.1. Dùng chỉ nha khoa không có cán

Một số loại chỉ nha khoa như Oral-B là loại chỉ tơ và được gói cuộn trong hộp. Để sử dụng loại chỉ nha khoa này, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Sử dụng 30cm - 40cm chỉ từ hộp và quấn quanh hai ngón tay sao cho đoạn giữa dài khoảng 4cm - 6cm;
  • Nhẹ nhàng đấy đoạn chỉ giữa lên xuống giữa hai kẽ răng;
  • Uốn sợi chỉ vòng theo vùng chân răng theo hình chữ X và vòng sợi chị này xuống phần viền nướu;
  • Lặp lại các thao tác trên cho nhiều kẽ răng kế cạnh, sau đó dùng đoạn chỉ sạch di chuyển đến các kẽ răng khác;
  • Dùng thao tác tương tự để lấy chỉ ra khỏi các kẽ răng;
  • Thực hiện cho cả hai hàm răng, mỗi hàm 2 lần để đảm bảo r8ng được làm sạch nhất.

5.2. Đối với loại có cán, chỉ nha khoa dùng như thế nào?

Chỉ nha khoa có cán được nhiều người sử dụng, xếp thành từng cái trong hộp, mỗi cái sẽ gồm một đoạn chỉ nhỏ. Loại chỉ này tiện lợi nhưng tương đối khó tiếp cận với răng hàm hơn.

Để sử dụng loại chỉ nha khoa này, bạn cần:

  • Giữ phần cán của chỉ nha khoa, nhẹ nhàng di chuyển phần chỉ nha khoa vào giữa các kẽ răng, đẩy lên xuống để lấy mảng bám;
  • Len lỏi vào từng răng để đảm bảo hiệu quả loại bỏ mảng bám là cao nhất. Chú ý, bạn nên di chuyển phần chỉ này theo mô quanh nướu để tránh trường hợp gây chảy máu nướu răng.

5.3. Dùng chỉ nha khoa như thế nào đối với người niềng răng?

Đối với người niềng răng, việc sử dụng chỉ nha khoa gần như là một nhiệm vụ để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Việc thực hiện chỉ nha khoa trong trường hợp này tương tự như sử dụng chỉ nha không có cán, tuy nhiên thao tác cần nhẹ nhàng và chậm rãi hơn. Theo thống kê, người đang niềng răng sẽ mất gấp 3 lần thời gian so với bình thường để làm sạch toàn bộ răng miệng.

Có thể nói, răng miệng là một bộ phận quan trọng cần được bảo vệ và làm sạch thường xuyên. Việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn tối ưu hóa công việc này bên cạnh đánh răng. Hãy nắm rõ dùng chỉ nha khoa mấy lần 1 ngàychỉ nha khoa dùng như thế nào để giúp quá trình sử dụng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan