Mụn rộp sinh dục: Chớ coi thường!

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Néang Chanh Ly - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Mụn rộp sinh dục là bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mụn rộp sinh dục nam có thể để lại những biến chứng nặng nề.

1. Mụn rộp sinh dục là gì?

Bệnh mụn rộp sinh dục còn gọi là Herpes sinh dục, là bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, do virus Herpes Simplex (HSV) gây bệnh và lây truyền qua đường tình dục ở cả nam lẫn nữ. Bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hổng trên da hoặc qua dịch nhầy, khả năng lây nhiễm HSV qua đường tình dục cao.

Bệnh mụn rộp sinh dục nói chung và mụn rộp sinh dục nam nói riêng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ để lại những biến chứng.

Virus Herpes Simplex gây bệnh mụn rộp sinh dục có hai loại là HSV 1 và HSV 2. 2. Biểu hiện của mụn rộp sinh dục Trong đó:

  • HSV 1 chủ yếu gây ra mụn rộp sinh dục ở các bộ phận từ vùng eo lên trên như mụn rộp sinh dục ở miệng, trên môi, má, ngực, cánh tay,...
  • HSV 2 thường gây ra mụn rộp sinh dục ở các bộ phận từ thắt lưng trở xuống như mụn rộp ở mông, cơ quan sinh dục, chân...
Virus HSV gây mụn rộp sinh dục
Virus Herpes Simplex gây mụn rộp sinh dục ở các vị trí khác nhau

2. Biểu hiện của mụn rộp sinh dục

  • Bệnh mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu có các biểu hiện là đau và ngứa, thường xảy ra trong khoảng 2 - 7 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm virus.
  • Sau vài giờ đến vài ngày, các mụn nước hoặc các nốt nhú bắt đầu xuất hiện trên niêm mạc vùng cơ quan sinh dục (như dương vật, bìu ở nam, hoặc âm đạo, bên trong cổ tử cung ở nữ) hoặc hậu môn (mông, đùi,...)
  • Những mụn nước nếu mọc gần nhau và thành chùm có thể tiến triển thành những ổ loét. Các ổ loét này gây ra tình trạng ngứa, bỏng rát và đi kèm với cảm giác đau nhói. Khi ổ loét bị vỡ nước, sẽ gây ra hiện tượng rỉ dịch hoặc có chảy máu.
  • Mụn rộp sinh dục nam có hiện tượng chảy dịch mủ từ lỗ sáo, ở nữ giới là hiện tượng dịch tiết từ âm đạo ra nhiều hơn và có mùi hôi.
  • Bệnh mụn rộp sinh dục có chu kỳ rất đặc biệt. Bệnh có thể tái phát hàng năm, hoặc hàng tháng. Tuy vậy, đa số người bệnh bị bộc phát không thường xuyên. Ở giai đoạn bộc phát, người bệnh có thể có các biểu hiện khi bị nhiễm virus tương tự với bệnh cúm như: sốt, nhức đầu, nổi hạch ở bẹn. Ở giai đoạn tái phát, người bệnh bị sốt, nổi hạch bạch huyết, đau nhức đầu, chân tay, đau cơ, khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, ...

3. Mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?

Người trưởng thành khi bị mụn rộp sinh dục, ngoài các vết loét trên da, bệnh không gây ra biến chứng gì nặng nề khác. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhói nhiều ở các vết loét cho đến khi trị dứt điểm mụn rộp sinh dục.

Mụn rộp sinh dục gây đau rát khi quan hệ tình dục, giảm khoái cảm, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến việc tiểu tiện như tiểu dắt nhiều lần trong ngày, tiểu buốt. Khi ổ loét vỡ nước thì người bệnh có thể đi tiểu ra dịch mủ hoặc máu.

Phụ nữ đang mang thai bị mụn rộp sinh dục, khi vết loét bị vỡ nước có thể lây cho con lúc sinh bằng đường âm đạo. Trong trường hợp này, mụn rộp sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Bên cạnh đó, mụn rộp nguyên phát và mụn rộp ở cổ tử cung còn có thể gây ra tình trạng sẩy thai hoặc đẻ non.

Trong đợt bùng phát, bệnh rất dễ lây nhiễm cho đến khi các vùng bị tổn thương lành hoàn toàn. Sử dụng bao cao su vẫn có khả năng bị lây nhiễm qua da khi mụn rộp mọc ở vùng xung quanh bộ phận sinh dục.

4. Điều trị bệnh mụn rộp sinh dục

Hiện nay, chưa có liệu trình để điều trị dứt điểm mụn rộp sinh dục, vì chúng tồn tại trong cơ thể suốt đời. Khi mắc bệnh, có nhiều cách điều trị để hạn chế các đợt bùng phát, đó là sử dụng các loại thuốc ức chế virus, ví dụ như acyclovir, valacyclovir và famciclorvir. Các loại thuốc này giúp vết loét nhanh lành hơn, đồng thời hạn chế tái phát. Thuốc cũng có thể được dùng trong hoặc sau khi bộc phát.

Đối với những phụ nữ đã từng bị bệnh mụn rộp sinh dục, nếu muốn có thai phải thông báo tình trạng bệnh với bác sĩ để được điều trị đúng chuyên khoa, tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.

5. Phòng ngừa bệnh mụn rộp sinh dục

Dùng bao cao su có bị lây bệnh xã hội không?
Sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Cũng tương tự như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện các biện pháp như:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng bao cao su để quan hệ tình dục một cách an toàn.
  • Chung thủy với bạn tình.
  • Có biện pháp khi quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Không sử dụng chung kim tiêm hay các đồ dùng có chứa dịch nhầy, mủ hoặc máu của người bị nghi nhiễm bệnh...
  • Nếu nghi ngờ bị nhiễm virus, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp, kịp thời.
  • Trong trường hợp đang bị mắc bệnh, cần tránh lây bệnh bằng cách hạn chế tối đa quan hệ tình dục, tránh đụng chạm và giữ gìn vết loét sạch sẽ và khô ráo, rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với vết loét, đợi vết loét lành hẳn mới được quan hệ tình dục.

Khi phát hiện mụn rộp sinh dục giai đoạn đầu, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

96.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan