Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và tuyến tụy

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Mỗi loại bệnh đái tháo đường liên quan đến tuyến tụy không hoạt động bình thường. Cách thức mà tuyến tụy không hoạt động bình thường khác nhau tùy thuộc vào loại đái tháo đường. Bất kể bạn mắc bệnh đái tháo đường nào, nó đòi hỏi phải theo dõi liên tục mức đường huyết để có phương pháp xử trí thích hợp.

1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường và tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan nằm sâu trong bụng sau dạ dày. Đây là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. Tuyến tụy sản xuất các enzyme và hormone giúp tiêu hóa thức ăn. Một trong những hormone đó là insulin (insulin rất cần thiết trong việc điều chỉnh lượng glucose).

Glucose là đường trong cơ thể con người. Mỗi tế bào trong cơ thể cần phải có glucose để cung cấp năng lượng. Insulin như một “ổ khóa” tế bào cần phải mở tế để cho phép nó sử dụng glucose làm năng lượng. Do đó, nếu tuyến tụy của bạn không tạo đủ insulin hoặc không sử dụng tốt nó, glucose sẽ tích tụ trong máu, khiến cho tế bào bị đói năng lượng.

Khi lượng glucose tích tụ trong máu sẽ gây tăng đường huyết với những dấu hiệu như khát nước, buồn nôn, khó thở. Còn nếu lượng glucose thấp thì sẽ gây hạ đường huyết, khiến người bệnh run rẩy, chóng mặt và mất ý thức.

Cả 2 tình trạng tăng đường huyết và hạ đường huyết có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

2. Các loại bệnh đái tháo đường

Mỗi loại bệnh đái tháo đường liên quan đến tuyến tụy không hoạt động bình thường. Cách thức mà tuyến tụy không hoạt động bình thường khác nhau tùy thuộc vào loại. Bất kể bạn mắc bệnh đái tháo đường nào, nó đòi hỏi phải theo dõi liên tục mức đường huyết để bạn có thể có phương pháp xử trí thích hợp.

  • Bệnh đái tháo đường type 1

Trong bệnh đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn. Nó gây ra tổn thương vĩnh viễn, khiến tuyến tụy của bạn không thể sản xuất insulin. Không rõ chính xác nguyên nhân nào kích hoạt hệ thống miễn dịch làm điều đó, nhưng các yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai trò nào đó.

Vì nguyên nhân chính xác không rõ ràng nên bệnh đái tháo đường loại 1 không thể ngăn ngừa được. Nó cũng không thể chữa được. Bất kỳ ai mắc bệnh đái tháo đường loại 1 đều cần liệu pháp insulin để sống vì tuyến tụy của họ không hoạt động gì cả.

  • Bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 bắt đầu với tình trạng kháng insulin. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không còn sử dụng insulin tốt nữa, do đó lượng đường trong máu của bạn có thể trở nên quá cao hoặc quá thấp.

Nó cũng có thể có nghĩa là tuyến tụy của bạn vẫn sản xuất insulin, nhưng nó không đủ để hoàn thành công việc. Hầu hết thời gian, bệnh đái tháo đường type 2 phát triển do sự kết hợp của sự thiếu hụt insulin và sử dụng insulin không hiệu quả.

Loại bệnh đái tháo đường này cũng có thể có nguyên nhân di truyền hoặc môi trường. Những điều khác có thể góp phần gây ra bệnh đái tháo đường loại 2 bao gồm chế độ ăn uống nghèo nàn, lười vận động và béo phì.

Điều trị bệnh đái tháo đường loại 2 thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục của bạn. Thuốc có thể giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2. Một số loại thuốc giúp giảm lượng glucose trong máu của bạn. Những người khác kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Có một danh sách dài các loại thuốc có sẵn để điều trị cả bệnh đái tháo đường type 1 và type 2.

Trong một số trường hợp, tuyến tụy cuối cùng ngừng sản xuất insulin, vì vậy liệu pháp insulin trở nên cần thiết.

đái tháo đường
Khi bị đái tháo đường type 2, tuyến tụy của bạn vẫn sản xuất insulin, nhưng nó không đủ để hoàn thành công việc.

  • Tiền đái tháo đường

Nếu bị tiền đái tháo đường, có nghĩa là mức đường huyết của bạn nằm ngoài giới hạn bình thường, nhưng không đủ cao để bạn mắc bệnh tiểu đường. Tiền đái tháo đường xảy ra nếu tuyến tụy sản xuất insulin chậm lại hoặc cơ thể không sử dụng insulin như bình thường.

  • Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xảy ra khi phụ nữ mang thai. Vì có nhiều rủi ro hơn cho mẹ và con nên đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi thêm trong thai kỳ và khi sinh.

3. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và tuyến tụy

3.1. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và bệnh viêm tụy

Khi viêm tụy xảy ra đột ngột và kéo dài trong một vài ngày thì được gọi là viêm tụy cấp. Còn nếu xảy ra trong nhiều năm thì gọi là viêm tụy mãn tính.

Viêm tụy mãn tính có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin. Điều đó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Viêm tụy và bệnh đái tháo đường loại 2 có chung một số yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 có thể bị tăng gấp 2-3 lần nguy cơ bị viêm tụy cấp.

Các nguyên nhân khác có thể gây ra viêm tụy bao gồm:

  • Sỏi mật
  • Chất béo trung tính trong máu cao
  • Nồng độ canxi cao trong máu
  • Sử dụng rượu quá mức

3.2. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và ung thư tuyến tụy

Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy nếu bạn đã mắc bệnh hơn 5 năm. Do đó, đái tháo đường có thể là một dấu hiệu gợi ý ung thư tuyến tụy, đặc biệt nếu bạn phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 sau 50 tuổi.

Nếu bệnh đái tháo đường của bạn đã được kiểm soát tốt, nhưng đột nhiên không thể kiểm soát lượng đường trong máu, đó có thể là triệu chứng nhận biết ban đầu của ung thư tuyến tụy.

Tóm lại, khi mắc bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn sẽ phát triển các vấn đề khác với tuyến tụy. Tương tự như vậy, được chẩn đoán mắc bệnh viêm tụy hoặc ung thư tuyến tụy không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường.

Bởi vì tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý insulin trong cơ thể. Do đó, hãy kết hợp thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc viêm tụy:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
  • Giảm lượng carbohydrate đơn.
  • Nếu thường xuyên uống rượu, hãy giảm lượng rượu xuống.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tuân theo kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Common questions about type 1 diabetes. (n.d.). joslin.org/info/common_questions_about_type_1_diabetes.html
  • Diabetes and pancreatic cancer. (n.d.). pancan.org/section-facing-pancreatic-cancer/learn-about-pan-cancer/diet-and-nutrition/diabetes-and-pancreatic-cancer/
  • Giovannucci E, et al. (2010). Diabetes and cancer: A consensus report. DOI: 10.2337/dc10-0666
  • Gonzalez-Perez A, et al. (2010). Acute pancreatitis in association with type 2 diabetes and antidiabetic drugs: A population-based cohort study. DOI: 10.2337/dc10-0842
  • Mayo Clinic Staff. (2017). Pancreatitis: Complications. mayoclinic.org/diseases-conditions/pancreatitis/basics/complications/con-20028421
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan