Máy thở và bệnh nhân COVID-19: Những điều cần biết

Máy thở đã trở thành một biểu tượng trong đại dịch COVID-19, là hy vọng cuối cùng để sống sót ở những bệnh nhân không thể tự thở duy trì sự sống. Tuy nhiên khi cần đến máy thở cũng là lúc bệnh tình của họ đang bước giai đoạn nghiêm trọng nhất.

1. Trì hoãn việc dùng máy thở cho bệnh nhân

Trên thế giới, rất nhiều bệnh nhân COVID-19 dù đã được sử dụng máy thở nhưng vẫn không qua khỏi. Song song đó, những người hiện đang chiến đấu với COVID-19 có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp do cả máy móc và virus corona gây ra. Vấn đề nằm ở chỗ, những người thở máy càng lâu thì càng có nhiều nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến thiết bị hỗ trợ này.

Nhận thấy điều này, một số đơn vị chăm sóc đặc biệt trong những bệnh viện ở thành phố New York đã bắt đầu trì hoãn việc dùng máy thở. Các bác sĩ phổi ở đây chỉ sử dụng máy thở cho bệnh nhân COVID-19 khi đó thực sự là quyết định cuối cùng liên quan đến mạng sống, khi họ không còn lựa nào khác hoặc không thể kéo dài thêm nữa.

Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng COVID-19, đã có một xu hướng đưa bệnh nhân vào máy thở sớm khi tình trạng của họ đang xấu đi nhanh. Hiện tại, các bác sĩ để những bệnh nhân này chịu đựng thêm một chút. Họ cung cấp cho bệnh nhân một ít oxy nhưng không đặt nội khí quản cho đến khi người bệnh thực sự bị suy hô hấp. Máy thở cần được chỉ định vào thời điểm chính xác, không sớm hơn trước khi bệnh nhân cần và khi đó là sự lựa chọn duy nhất.

2. Tiêu chuẩn ưu tiên dùng máy thở của bệnh nhân COVID-19

Thở máy
Trường hợp nhiễm COVID-19 nặng dù có sử dụng máy thở cũng tử vong thì sẽ không được sủ dụng

Trong đại dịch COVID-19, máy thở trở nên khan hiếm hơn, nhiều bệnh viện ở New York và các nước Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở và giường chăm sóc đặc biệt ICU. Vấn đề đã trở nên cấp bách khi các bác sĩ tại đây phải quyết định bệnh nhân nào sẽ được đặt máy thở trong điều kiện quá tải. Các bệnh viện đều nhấn mạnh vào sự tôn trọng bệnh nhân và gia đình, sự công bằng và minh bạch. Nghĩa là bệnh nhân được cho biết chính xác trường hợp nào sẽ được ưu tiên dùng máy thở. Một số nguyên tắc chung bao gồm:

  • Cung cấp máy thở cho những người thực sự cần. Nghĩa là người có nguy cơ tử vong cao nhất nếu không được thở máy, và sẽ có nhiều khả năng sống nếu được trợ thở;
  • Nếu bệnh nhân rõ ràng sẽ tử vong, ngay cả khi được đặt máy thở, thì sẽ không được ưu tiên. Ví dụ, những người có nguy cơ tử vong cao trong một thời gian ngắn, bao gồm những nhân bị ung thư tiến triển hoặc Alzheimer;
  • Quyết định không dựa trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước hoặc lựa chọn ngẫu nhiên, mà sẽ dùng thang điểm đánh giá chức năng của các cơ quan. Ví dụ, người mắc bệnh thận nặng, tuyến tụy, các cơ quan khác, hoặc đã hôn mê, sẽ không được ưu tiên dùng máy thở;
  • Ưu tiên hàng đầu không dành cho người bỏ tiền mua, sở hữu loại bảo hiểm nào, giàu hay nghèo, dân tộc, chủng tộc hay giới tính. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng nhất định, chẳng hạn như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, có thể được ưu tiên hơn;
  • Người trẻ tuổi nhìn chung được đặc quyền hơn những người lớn tuổi;
  • Không có sự phân biệt đối xử với người khuyết tật. Nếu bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ, hoặc phải ngồi trên xe lăn, nhưng các cơ quan vẫn hoạt động tốt thì vẫn được ưu tiên.

3. Bệnh nhân nguy kịch vẫn tử vong dù có máy thở

Covid-19 Mỹ
Hình ảnh bệnh nhân nguy kịch vẫn tử vong dù có máy thở

Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 40 - 50% bệnh nhân vẫn tử vong sau khi thở máy, bất kể bệnh tiềm ẩn của họ là gì. Hiện nay, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận với bệnh nhân COVID-19, nhưng một số khu vực ở New York đã báo cáo có đến 80% số người nhiễm virus chết sau khi được thở máy.

Mặt khác, có ý kiến cho rằng những bệnh nhân nguy kịch tử vong vì sự tàn phá cơ thể của virus COVID-19, chứ không phải vì máy thở gây hại nghiêm trọng cho họ. Phần lớn các trường hợp tử vong đều không liên quan đến máy thở. Bệnh nhân nguy kịch vẫn chết dù có được thở máy hay không.

Vào tháng trước, một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch tại thành phố New York phải thở máy 6 ngày sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19. Khi nhập viện, đã có bác sĩ cảnh báo anh rằng tốt nhất không nên đặt máy thở, vì nhiều người đã không qua khỏi sau khi sử dụng thiết bị này.

Bệnh nhân này hiện tại đã sống sót và rất biết ơn chiếc máy thở, nhưng anh cũng đang cố gắng phục hồi khả năng tự thở của mình. Anh cho biết mình cảm thấy khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ. Mặc dù trước đây đã từng chạy marathon, nhưng bây giờ anh không thể đi bộ qua phòng bên hoặc lên cầu thang vì không thở được. Bệnh nhân cũng không thể đi vòng quanh để hít thở không khí trong lành trừ khi được người thân đẩy trên xe lăn.

4. Biến chứng của máy thở

máy thở không xâm lấn
Máy thở không xâm lấn là một trong các loại máy thường được sử dụng điều trị cho bệnh nhân

Các loại máy thở thường được sử dụng là máy thở không xâm lấn, máy thở áp lực dương liên tục CPAP,... Trong đó, máy áp lực dương liên tục, tên tiếng anh là Continuous Positive Pressure Ventilation (CPPV), có áp lực thì thở vào và cả thì thở ra đều dương tính nhờ một van cản thở ra gọi là PEEP (Positive End Expiratory Pressure). Máy thở CPAP là cách thông khí tự nhiên, viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure, nhằm làm cải thiện các yếu tố cơ học của phổi và cải thiện sự trao đổi khí.

Nhìn chung thì máy thở vẫn có nguy cơ gây ra một loạt các tác dụng phụ. Những biến chứng này, kết hợp với tổn thương phổi từ COVID-19, có thể khiến quá trình phục hồi trở nên khó khăn và lâu dài.

Máy thở đẩy không khí vào phổi của bệnh nhân, họ phải được an thần và lắp một ống nội khí quản trong cổ họng. Vì được hô hấp nhờ máy móc, cơ hoành và tất cả các cơ khác liên quan đến việc hít thở của bệnh nhân sẽ bị suy yếu. Khi tất cả các cơ này trở nên yếu hơn, người bệnh sẽ bị khó thở dù đã đạt điều kiện rút và cai máy thở.

Bệnh nhân cũng có nguy cơ bị tổn thương phổi cấp tính liên quan đến máy thở. Tình trạng này xuất hiện do tràn phổi do chăm sóc thở máy không đúng cách. Các bác sĩ phải tính toán chính xác lượng không khí để đẩy vào phổi của mỗi người. Thực tế, phần lớn phổi có thể chứa đầy chất lỏng và không có khả năng nhận quá nhiều oxy, do đó lượng không khí cần cung cấp thường sẽ ít hơn nhu cầu. Nếu các chỉ số không được thiết lập chính xác, máy thở sẽ gây thêm chấn thương cho phổi.

Bệnh nhân thở máy cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao. Thậm chí nhiều người cũng gặp biến chứng tâm lý. Theo các bác sĩ, 1/4 bệnh nhân phát triển rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và có đến 50% số người bị trầm cảm sau đó. Nếu thời gian dùng máy thở càng lâu, những biến chứng này càng có khả năng xảy ra.

Đó là lý do tại sao các Phòng ICU (săn sóc tích cực) đang dần thận trọng hơn trong việc sử dụng máy thở. Họ ưu tiên sử dụng oxy và các chất làm giãn hơi thở, như oxit nitric, để giữ cho mọi người tự thở ra càng lâu càng tốt. Các máy thở không phải là thuốc, chứng chỉ hỗ trợ cơ thể để đối phó với tình trạng viêm do nhiễm trùng. Không thể hy vọng bệnh nhân sẽ cải thiện ngay hôm sau nếu được đặt máy thở.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

67.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan