Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Những điều cần biết

Tụ máu dưới màng cứng chiếm tỉ lệ khá lớn trong chấn thương sọ não ở người. Trong đó, máu tụ dưới màng cứng cấp tính là thể chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất, nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.

1. Định nghĩa và nguyên nhân tụ máu dưới màng cứng cấp tính

Tụ máu dưới màng cứng là khối máu đông tụ hình thành trong khoang dưới màng cứng. Tụ máu dưới màng cứng thường do chấn thương ở đầu gây ra. Chấn thương đầu gây tổn thương và chảy máu ở các mạch máu trong khoang dưới màng cứng. Máu chảy ra từ mạch máu và đông tụ lại trong khoang dưới màng cứng, chấn thương đầu cũng gây tổn thương nhu mô não.

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là khi máu tụ được hình thành ngay khi vừa bị chấn thương ở đầu, nhanh chóng và nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc trong vài giờ sau chấn thương.

2. Nguyên nhân gây máu tụ màng cứng cấp tính

Nguyên nhân chủ yếu do chấn thương ở đầu nghiêm trọng làm tĩnh mạch ở khoang dưới màng cứng bị rách. Vết rách này làm cho máu chảy vào khoang và đông tụ lại thành khối máu chèn ép lên mô não.

Nguyên nhân khác cũng có thể do tĩnh mạch nông vỏ não hoặc các xoang trong tĩnh mạch.

Tụ máu
Hình ảnh mô phỏng tụ máu dưới màng cứng

3. Triệu chứng máu tụ dưới màng cứng cấp tính

Triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng cấp tính thường xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương hoặc sau vài giờ. Cụ thể như sau:

  • Vì đây là chấn thương sọ não nặng nề nên hầu như các bệnh nhân đều bị hôn mê ngay sau khi bị chấn thương. Có trường hợp sẽ có khoảng tỉnh, vài giờ sau mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và bắt đầu rơi vào hôn mê.
  • Hôn mê sâu, xuất hiện co cứng và co giật toàn thân
  • Buồn nôn và nôn mửa nhiều lần
  • Đau đầu dữ dội
  • Chóng mặt
  • Khó nói, khó ăn
  • Khó di chuyển
  • Lú lẫn, hay quên hoặc mất trí nhớ
  • 1⁄2 cơ thể bên đối diện tổn thương não bị liệt (yếu/liệt một bên chi)
  • Thở bất thường
  • Rối loạn thân nhiệt và nhịp tim.

4. Điều trị máu tụ dưới màng cứng cấp tính

Việc điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào kết quả khám lâm sàng, các triệu chứng, kích thước cũng như vị trí của khối tụ máu trong khoang. Thông thường sẽ phải can thiệp ngoại khoa chính xác và càng nhanh càng tốt để cứu lấy sự sống cho bệnh nhân.

Nếu khối tụ máu nhỏ hoặc các triệu chứng không nghiêm trọng có thể chỉ định điều trị bằng cách theo dõi cẩn thận, máu tụ để cơ thể tự hấp thu. Bệnh nhân sẽ được theo dõi sát sao và khá nhiều lần để đánh giá mức độ tỉnh táo cũng như theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện.

Bệnh nhân được chụp CT kiểm tra nhiều lần để kiểm tra kích thước khối tụ máu. Chỉ định phẫu thuật lấy máu tụ bằng cách mở hộp sọ hoặc khoan lỗ hộp sọ có thể được tiến hành ngay lập tức nếu kích thước khối tụ máu lớn, các triệu chứng về áp lực nội sọ tăng dần và các triệu chứng yếu một bên chi, rối loạn hơi thở, rối loạn ngôn ngữ xuất hiện.

Mở hộp sọ
Phẫu thuật mở hộp sọ để lấy máu tụ ra ngoài
  • Phẫu thuật khoan lỗ hộp sọ: Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ qua hộp sọ trên vị trí của khối máu tụ dưới màng cứng hình thành. Qua lỗ khoan này, máu tụ sẽ được hút ra ngoài, vết mổ sẽ được khâu kín lại và dùng kẹp da.
  • Phẫu thuật mở nắp hộp sọ: Mở nắp sọ để giảm áp lực nội sọ nhanh chóng và mở đường lấy khối máu tụ ra ngoài. Một phần của hộp sọ sẽ được cắt ra để lộ ra não và màng não. Khi đã phẫu thuật xong, phần của hộp sọ cắt ra sẽ được đặt lại và cố định lại vị trí cũ.

5. Biến chứng và di chứng của người bị máu tụ dưới màng cứng

Các biến chứng như nhiễm trùng hoặc viêm màng não có thể xảy ra khi phẫu thuật điều trị cho người bị máu tụ dưới màng cứng. Do áp lực cục bộ nội sọ có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và vĩnh viễn cho người bệnh như:

Với những di chứng này có thể điều trị bằng các phương pháp phục hồi chức năng và vật lý trị liệu. Tuy nhiên đòi hỏi phải kiên trì và tiến hành lâu dài. Ngoài ra, còn các biến chứng về mạch máu như huyết khối, phình mạch...

Tụ máu dưới màng cứng được giảm thiểu nguy cơ nếu như:

  • Người đang dùng thuốc chống đông máu (như warfarin) thường xuyên đi xét nghiệm máu định kỳ. Xét nghiệm này sẽ giúp người bệnh biết được mình có đang dùng đúng liều lượng thuốc hay không và đảm bảo rằng máu của mình không bị quá loãng. Với các trường hợp máu quá loãng thì khả năng bị máu tụ dưới màng cứng sẽ cao hơn khi bị chấn thương ở đầu.
  • Cẩn thận và cố gắng tránh các nguy cơ tai nạn, ngã chấn thương ở đầu. Những người nghiện rượu nên cai rượu.
  • Nếu tham gia các môn thể thao mạo hiểm cần có biện pháp bảo vệ não như đội mũ bảo hiểm để tránh tối đa các chấn thương đầu nghiêm trọng.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan