Lấy tủy răng lần 2 có đau không?

Bạn bị đau răng và đến khám tại cơ sở nha khoa, bác sĩ chỉ định bạn cần thực hiện điều trị tủy răng. Vậy lấy tủy răng là gì, có cần thiết không, vì sao phải lấy tủy răng lần 2, điều trị tủy răng có đau không. Bài viết dưới đây sẽ mang đến một số thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các vấn đề này.

1. Lấy tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng là một thủ thuật nha khoa được áp dụng để loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tủy bị nhiễm trùng, ngăn ngừa tái nhiễm trùng răng và bảo tồn răng tự nhiên.

Khi một người trải qua điều trị tủy, tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ được loại bỏ và bên trong răng được làm sạch và khử trùng cẩn thận, sau đó được trám bít và hàn kín.

Điều trị tủy răng có đau không là điều khiến hầu hết mọi người băn khoăn lo lắng khi được bác sĩ chỉ định quy trình này, tuy nhiên nếu không được điều trị, tủy răng sẽ không thể tự lành và quá trình nhiễm trùng có thể tiến triển dẫn đến sưng mặt và cổ, áp xe răng, tiêu xương quanh chân răng và thậm chí mất răng. Nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu và gây ra một loạt các biến chứng về sức khỏe.

Giải pháp thay thế khả thi duy nhất cho việc điều trị tủy cần thiết là nhổ răng và thay thế bằng cấy ghép, cầu răng hoặc hàm giả một phần. Điều đó thường tốn kém và tốn thời gian hơn nhiều so với điều trị tủy.

2. Tại sao phải lấy tủy răng lần 2?

Với phương pháp truyền thống, bạn sẽ phải di chuyển đến các cơ sở điều trị từ 2 đến 3 lần thì quá trình lấy tủy mới có thể hoàn tất.

Thông thường lần đầu lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần hư hại của răng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, định hình ống chân răng nhằm giúp cho việc trám bít ống tủy sau đó thuận lợi hơn.

Để đảm bảo có thể diệt sạch vi khuẩn hoàn toàn, một vài loại thuốc giúp khử trùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sẽ được đặt vào trong răng. Đây cũng là lý do bạn cần chờ khoảng 1 tuần để có cuộc hẹn lấy tủy răng lần 2. Ngoài ra, đây cũng là lúc bạn có thể cảm thấy cơn đau gần như khỏi hoàn toàn do đã loại bỏ viêm nhiễm ở tủy răng.

Trong cuộc hẹn lấy tủy răng lần 2, nếu vi khuẩn vẫn chưa được làm sạch hẳn, cơn đau nhức có thể vẫn kéo dài thì bắt buộc phải làm sạch tủy răng tiếp tục đến khi răng sạch hoàn toàn mới thực hiện quy trình trám răng hoặc bọc răng sứ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy tủy răng từ 2 lần trở lên khi:

  • Răng không thể được xử lý nhanh, vì có nhiều ống tủy dị thường.
  • Ống tủy bên trong răng bị cong, không lấy được hết tủy
  • Mức độ viêm tủy răng thực tế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng số lần đến nha khoa.
  • Cách bảo vệ răng của bạn sau khi điều trị hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.

3. Lấy tủy răng lần 2 có đau không?

Đa phần lấy tủy răng lần 2 sẽ không đau nếu tủy răng đã được điều trị đúng cách và triệt để. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn vẫn còn sót lại, tình trạng viêm nhiễm vẫn chưa hết, tủy vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn thì tình trạng đau nhức vẫn có thế tiếp diễn. Vì tủy răng là là một bộ phận nuôi dưỡng, có chức năng cảm nhận, dẫn truyền cảm giác tác động lên răng cho nên nếu tủy đã được diệt hoàn toàn đồng nghĩa rằng chiếc răng đó sẽ không còn bất kỳ cảm giảm gì.

Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng, bởi khi điều trị tủy răng bác sĩ thường sẽ làm gây tê cục bộ trước, cung cấp thuốc an thần nha khoa nếu cần, để đảm bảo sự thoải mái trong quá trình điều trị. Lúc đó bạn cũng sẽ không có cảm giác gì, đôi khi chỉ là hơi nhói lúc bị can thiệp sâu xuống dưới chân ống tủy.

4. Một số điều lưu ý sau khi lấy tủy

Để đảm bảo cho quá trình điều trị tủy răng thành công và nỗi băn khoăn điều trị tủy răng có đau không kéo dài, bạn nên lưu ý một số điều sau khi lấy tủy sau đây:

  • Không nên ăn ngay lập tức sau khi điều trị tủy răng mà hãy đợi đến khi thuốc tê hết tác dụng. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như: sinh tố hoa quả, cháo, súp, sữa,... để làm giảm áp lực lên răng vừa chữa tủy. Ăn các thuốc ăn ít tinh bột, ít đường để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm độ nhạy cảm cho răng.
  • Vệ sinh răng miệng hợp lí sau khi điều trị tủy răng: súc miệng bằng nước muối sau khi ăn, sử dụng bàn chải kẽ, lông tơ mềm, chải nhẹ nhàng lên răng, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng.
  • Đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra và phát hiện bệnh lý kịp thời.
  • Sau khi lấy tủy răng kể cả là lấy tủy răng lần đầu và lấy tủy răng lần 2 trở đi, bạn đều có thể có cảm giác đau ê buốt trong vài ngày đầu. Lúc này, một số thuốc giảm đau kê đơn hoặc không kê đơn có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau.

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị triệt để tình trạng đau răng do viêm nhiễm tủy răng. Bạn có thể đau trong, hoặc sau khi điều trị một thời gian ngắn, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan