Khi nào thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon?

Xét nghiệm kích thích glucagon đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những bất thường của các hormone trong cơ thể bệnh nhân. Chỉ định, quy trình thực hiện xét nghiệm sẽ được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

1. Xét nghiệm kích thích glucagon là gì?

Glucagon là một hormon được bài tiết bởi các tế bào alpha của tụy. Chức năng của glucagon là thúc đẩy quá trình chuyển đổi glycogen thành glucose, làm tăng nồng độ glucose máu. Tình trạng tiết glucagon của cơ thể bị ức chế bởi các hormone khác của tụy như insulin, somatostatin.

Xét nghiệm kích thích glucagon là xét nghiệm bác sĩ đề nghị bệnh nhân thực hiện để kiểm tra xem cơ thể có sản xuất đủ cortisol - hormone steroid tự nhiên (và là hormone tăng trưởng) hay không.

2. Khi nào thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon?

Hormone cortisol là loại hormone giúp cơ thể đối phó với stress, bệnh tật, điều hòa hệ miễn dịch, huyết áp và lượng đường trong máu. Loại hormone này được sản xuất bởi các tuyến thượng thận và được giám sát bởi tuyến yên. Nếu nồng độ cortisol thấp có thể là một dấu hiệu cảnh báo có vấn đề bất thường ở tuyến yên và tuyến thượng thận.

Ngoài ra, tuyến yên còn sản xuất hormone tăng trưởng - loại hormone chịu trách nhiệm giám sát quá trình tăng trưởng và trao đổi chất ở trẻ em. Hormone tăng trưởng cũng được sản xuất ở tuổi trưởng thành với vai trò duy trì cơ bắp, khối lượng xương. Đồng thời, loại hormone này còn kiểm soát mức năng lượng, trí nhớ và cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.

Xét nghiệm kích thích glucagon được thực hiện để phát hiện những thay đổi bất thường của các loại hormone trong cơ thể.

Glucagon và insulin phối hợp với nhau để đạt được và duy trì mức đường huyết thích hợp.
Glucagon và insulin phối hợp với nhau để đạt được và duy trì mức đường huyết thích hợp

3. Thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon

3.1 Một số lưu ý trước khi xét nghiệm

  • Giá trị xét nghiệm không đáng tin cậy ở bệnh nhân bị tiểu đường, u tủy thượng thận, u tủy nội tiết, đói > 48 giờ hoặc mắc bệnh về dự trữ glycogen;
  • Nếu cortisol 9 giờ sáng < 100 nmol/l thì không cần làm xét nghiệm;
  • Không nên gián đoạn liệu pháp thay thế hydrocortisone;
  • Bệnh nhân phải khỏe mạnh;
  • Đảm bảo bệnh nhân có tuyến giáp hoàn toàn bình thường;
  • Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, hiếm gặp là nôn ói;
  • Có thể có phản ứng quá mẫn như ngứa da, phát ban, khó thở,... với các tác nhân sử dụng trong xét nghiệm.
bị nôn sau khi tiêm cúm
Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn sau khi làm xét nghiệm

3.2 Chuẩn bị

  • Ngừng điều trị estrogen trong vòng 6 tuần trước khi xét nghiệm để tránh gây ảnh hưởng tới kết quả thu được;
  • Nếu đang ngừng thuốc tránh thai, cần sử dụng biện pháp tránh thai thay thế nếu vẫn muốn tránh thai;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng hoặc ngưng dùng thuốc steroid khi thực hiện xét nghiệm;
  • Nhịn ăn từ nửa đêm trước khi xét nghiệm nhưng có thể uống nước.

3.3 Quy trình thực hiện

  • Bác sĩ giải thích về xét nghiệm, yêu cầu bệnh nhân hoàn tất các thủ tục cần thiết;
  • Bệnh nhân được đo điện tâm đồ;
  • Đặt ống thông sử dụng để lấy mẫu máu và tĩnh mạch ở cánh tay. Mẫu máu sẽ được dùng để đo lường nồng độ hormone tăng trưởng, cortisol và glucose trong máu;
  • Tiêm hormone glucagon vào cơ mông. Glucagon làm tăng lượng đường trong máu, kích thích sản xuất insulin, làm cơ thể trở nên căng thẳng, kích thích hormone tăng trưởng và sự sản xuất cortisol;
  • Lấy mẫu máu để đo lượng hormone tăng trưởng, glucose và cortisol mỗi nửa giờ trong suốt 3 tiếng;
  • Hoàn tất xét nghiệm, tháo bỏ ống thông và ăn uống bình thường để hồi sức;
  • Bệnh nhân ở lại phòng bệnh 1 giờ sau xét nghiệm để theo dõi sức khỏe: Huyết áp, mạch, nhiệt độ.
Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không
Thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm kích thích glucagon

3.4 Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm kích thích glucagon

  • Đáp ứng cortisol đầy đủ: Gia tăng từ 170 nmol/l - 550 nmol/l;
  • Đáp ứng hormone tăng trưởng đầy đủ: Gia tăng đến 7μg/l.

Nếu bệnh nhân bị suy giáp hoặc béo phì, các chỉ số này có thể không đạt. Ngoài ra, tùy thuộc vào bệnh viện, phạm vi bình thường của xét nghiệm kích thích glucagon cũng có thể thay đổi.

Xét nghiệm kích thích glucagon đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý. Khi thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân cần phải phối hợp tốt với y bác sĩ để tiến trình kỹ thuật diễn ra suôn sẻ, không xảy ra tai biến.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại, sẽ giúp người bệnh phát hiện chính xác tiểu đường, rối loạn mỡ máu ở giai đoạn sớm, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Đăng kí khám bệnh
Người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: