Khi nào cần chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ?

Bài viết được viết bởi BSCKI Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ rất an toàn và hầu hết người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm hình ảnh này. Nhưng trong một số ít trường hợp cộng hưởng từ vùng mặt-cổ sẽ không nên làm, bạn nên nói với nhân viên y tế và hoàn thành các hướng dẫn trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ.

1. Những trường hợp cần chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ

Bạn có thể cần chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ khi trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn có các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai, có các khối u sờ thấy vùng mặt cổ,... Cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ điều trị biết nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.
  • Cộng hưởng từ có thể hướng dẫn hoặc giúp bác sĩ điều trị lên kế hoạch cho các phẫu thuật hoặc thủ thuật, chẳng hạn như sinh thiết hoặc phẫu thuật vùng mặt cổ.
  • Nếu bạn đang điều trị bệnh vùng mặt-cổ, cộng hưởng từ có thể giúp theo dõi quá trình điều trị. Cộng hưởng từ cũng giúp kiểm tra xem bệnh của bạn đã được chữa lành hay tái phát.
  • Nếu bạn có bệnh lý vùng đầu cổ cần phải điều trị, kết quả cộng hưởng từ có thể giúp bạn và bác sĩ điều trị quyết định phương pháp điều trị tốt cho bạn.
  • Cộng hưởng từ vùng mặt - cổ cũng có thể được thực hiện sau phẫu thuật để tìm các biến chứng khác.
Nhức đầu kéo dài, cảnh giác bệnh dị dạng mạch máu não
Khi xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt bạn nên đi kiểm tra sức khỏe

2. Kỹ thuật này là gì? Chỉ định trong trường hợp nào? Có an toàn không?

Cộng hưởng từ vùng mặt-cổ sử dụng một từ trường mạnh, các sóng radio và máy vi tính để cho ra những hình ảnh chi tiết của các cấu trúc vùng mặt-cổ rõ ràng hơn và chi tiết hơn các phương tiện hình ảnh khác. Cộng hưởng từ không sử dụng tia bức xạ ion hóa và có thể cần tiêm thuốc tương phản gọi là gadiolinium, thuốc tương phản này ít gây dị ứng hơn thuốc tương phản iodine.

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt-cổ được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Các bất thường được phát hiện trên các phương tiện hình ảnh khác (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính,...) hoặc trên nội soi
  • Chia giai đoạn các ung thư vùng mặt - cổ
  • Các bất thường bẩm sinh vùng mặt - cổ
  • Lên kế hoặc xạ trị
  • Đánh giá tiền phẫu các khối u
  • Xác định sự hiện diện của các vật thể lạ
  • Tắc nghẽn đường thở trên
  • Các bệnh lý tuyến giáp gây tắc nghẽn đường thở
  • Áp xe vùng mặt-cổ
  • Áp xe khoang sau hầu
  • Hẹp khí quản
  • Liệt dây thanh
  • Các khối u của tuyến cận giáp
  • Các khối u của hốc mắt
  • Chấn thương vùng mặt - cổ

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ rất an toàn và hầu hết người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm hình ảnh này. Nhưng trong một số ít trường hợp cộng hưởng từ vùng mặt-cổ sẽ không nên làm, bạn nên nói với nhân viên y tế và hoàn thành các hướng dẫn trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ.

U của hốc mắt
Bệnh nhân có u hốc mắt cần được chỉ định chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ

3. Cách chụp thế nào?

  • Bạn sẽ được đặt trên một mặt bàn di động. Các dây cuốn và đệm lót sẽ được sử dụng để giúp bạn nằm yên và giữ nguyên tư thế.
  • Các thiết bị chứa các cuộn thu tín hiệu có khả năng gửi và nhận sóng radio có thể được đặt quanh bạn hoặc đặt gần vùng cơ thể cần được chụp.
  • Chụp cộng hưởng từ thường bao gồm nhiều chuỗi xung khác nhau, có thể kéo dài nhiều phút.
  • Đối với chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ, thiết bị sẽ được đặt quanh cổ và đầu.
  • Nếu cần tiêm thuốc tương phản, một bác sĩ, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên sẽ đặt kim luồn tĩnh mạch vào tĩnh mạch ở tay của bạn để truyền thuốc tương phản.
  • Bạn sẽ được đặt vào từ trường của phòng cộng hưởng từ. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện quá trình chụp thông qua máy vi tính ở bên ngoài ngoài.
  • Khi quá trình chụp hoàn tất, bạn có thể được bác sĩ chẩn đoán hình ảnh yêu cầu chờ đợi để kiểm tra các hình ảnh và chụp thêm nếu cần.
  • Đường truyền tĩnh mạch sẽ được rút ra sau khi quá trình chụp kết thúc.
  • Toàn bộ quá trình chụp thường kéo dài khoảng 30 - 40 phút.

4. Có cần chuẩn bị gì ko?

  • Bạn nên nói với bác sĩ các vấn đề về sức khỏe, những phẫu thuật gần đây hoặc tiền căn dị ứng của bạn và hiện tại bạn có khả năng đang mang thai hay không.
  • Từ trường sẽ không gây hại, nhưng có thể khiến một số máy móc y khoa bị hỏng.
  • Hầu hết các dụng cụ cấy ghép chỉnh hình không bị ảnh hưởng, nhưng bạn nên luôn nói với các kỹ thuật viên nên bạn có đặt bất kỳ dụng cụ kim loại nào trong người.
  • Các hướng dẫn về vấn đề ăn uống trước khi chụp cộng hưởng từ vùng mặt-cổ sẽ thay đổi tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Đa số trường hợp bạn sẽ uống thuốc như bình thường.
  • Vui lòng để các trang sức của bạn ở nhà và mặc đồ thoáng mát, thoải mái.
  • Bạn có thể được yêu cầu mặc đồng phục của bệnh viện.
  • Nếu bạn lo lắng hoặc bị hội chứng sợ nhốt kín, bạn có thể nói với bác sĩ để yêu cầu được gây mê nhẹ trước khi chụp cộng hưởng từ vùng mặt-cổ.
Khám bệnh
Bác sĩ sẽ lưu ý một số vấn đề với người bệnh trước khi chụp cộng hưởng từ

5. Các kết quả sau chụp có thể cảnh báo điều gì?

Các kết quả sau chụp cộng hưởng từ vùng cổ sẽ:

  • Giúp phát hiện các khối u, các bệnh lý viêm nhiễm và các bất thường khác ở vùng mặt-cổ, bao gồm miệng, lưỡi, các tuyến nước bọt, cổ họng (hầu), các xoang, hốc mũi, dây thanh (thanh quản), và tai.
  • Giúp khảo sát các nguyên nhân gây điếc, ù tai và các tổn thương mô mềm vùng tai
  • Để xác định sự lan rộng của các khối ung thư vùng mặt-cổ trước khi điều trị, hoặc để theo dõi những vùng tái phát sau khi điều trị ung thư
  • Giúp chẩn đoán các bất thường bẩm sinh ở vùng mặt cổ; các bất thường mạch máu ở vùng mặt-cổ, mắt, tai trong và tuyến yên.
MRI mặt cổ
Kết quả chụp cộng hưởng từ vùng mặt-cổ

6. Có cần lưu ý gì sau khi chụp?

  • Hầu hết bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi chụp xong cộng hưởng từ vùng mặt-cổ và quay lại sinh hoạt thường ngày.
  • Những bệnh nhân được gây mê hoặc có tiêm thuốc tương phản có thể cần theo dõi trong một thời gian ngắn.
  • Nếu sử dụng thuốc tương phản, bạn có thể bị tụ máu dưới da ở vị trí chích thuốc; nhưng điều này vô hại và sẽ tự hết. Khi bị máu tụ lớn gây phù và khó chịu, đầu tiên bạn hãy chườm đá; sau 24 giờ, bạn chườm nước ấm sẽ làm tan máu tụ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan