Kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong máu có ý nghĩa gì?

Khi nói về đo nồng độ cồn thì người dân thường nghĩ ngay đến thiết bị đo nồng độ cồn bằng cách sử dụng máy thổi. Tuy nhiên, đo nồng độ cồn trong máu có kết quả chính xác cao hơn so với hơi thở. Vậy khi nào thực hiện và kết quả đo nồng cồn trong máu có ý nghĩa gì?

1. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là gì?

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được thực hiện để đo mức độ cồn trong máu. Hầu hết mọi người đều quen thuộc việc kiểm tra nồng độ cồn bằng ống thổi được cảnh sát giao thông sử dụng để kiểm tra nhanh những người bị nghi ngờ lái xe khi có sử dụng các chế phẩm bia rượu. Mặc dù đo nồng độ rượu qua máy thổi cho kết quả nhanh, nhưng nó không chính xác bằng cách đo nồng độ cồn trong máu.

Rượu hay còn còn gọi là ethanol, đây là thành phần chính của đồ uống có cồn như bia, rượu. Khi bạn uống các đồ uống này, cồn sẽ được hấp thụ vào máu và đi tới gan để được xử lý. Gan có thể xử lý khoảng một ly/ giờ với định nghĩa một ly có thể tích là khoảng 340 ml bia, 140 ml rượu vang hoặc 43 ml rượu whisky.

Nếu bạn uống nhanh hơn tốc độ xử lý rượu của thì bạn sẽ cảm thấy say rượu nhanh hơn hay còn gọi là ngộ độc rượu. Triệu chứng của ngộ độc gồm thay đổi hành vi và suy giảm khả năng phán đoán. Tác động của cồn khác nhau ở mỗi người khi cùng sử dụng một lượng bia rượu như nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, cân nặng, giới tính và số lượng thực phẩm đã ăn trước khi uống.

ethanol
Ethanol là thành phần chính trong rượu bia

2. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu dùng để làm gì?

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu có thể được sử dụng nếu bạn:

  • Đã uống rượu và lái xe. Ở mỗi quốc gia sẽ quy định nồng độ cồn cho phép khác nhau. Tại Hoa Kỳ, 0,08 % nồng độ cồn trong máu là giới hạn nồng độ cồn hợp pháp đối với người lái xe từ 21 tuổi trở lên. Người lái xe dưới 21 tuổi không được phép uống rượu khi đang điều khiển phương tiện giao thông.
  • Uống rượu trong chương trình điều trị nhằm mục đích cấm uống rượu bia.
  • Bị ngộ độc rượu, đây là tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi nồng độ cồn trong máu rất cao. Ngộ độc rượu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng cơ bản của cơ thể, bao gồm nhịp thở, nhịp tim và nhiệt độ.
  • Thanh thiếu niên và thanh niên có nguy cơ cao uống rượu say, có thể dẫn tới ngộ độc rượu. Uống rượu bia bừa bãi (Binge drinking) là kiểu uống làm tăng nồng độ cồn trong máu trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù nó thay đổi tùy từng người, nhưng uống rượu bia bừa bãi thường được định nghĩa là bốn loại đồ uống cho phụ nữ và năm loại đồ uống cho nam giới và uống trong khoảng thời gian là hai giờ.
  • Trẻ nhỏ có thể bị ngộ độc rượu khi uống các sản phẩm gia dụng có chứa cồn, như nước súc miệng, nước rửa tay và một số loại thuốc điều trị cảm lạnh.
Xét nghiệm HIV
Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

3. Tại sao cần xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

Bạn có thể cần xét nghiệm cồn trong máu nếu cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia và/hoặc có triệu chứng ngộ độc rượu bia khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Các triệu chứng ngộ độc rượu bia bao gồm:

  • Khó khăn với sự cân bằng và phối hợp của cơ thể
  • Nói lắp
  • Phản xạ chậm
  • Buồn nôn và nôn
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khả năng phán đoán giảm
  • Lú lẫn
  • Thở không đều
  • Co giật
  • Nhiệt độ cơ thể thấp
Buồn nôn
Buồn nôn và nôn là triệu chứng ngộ độc rượu bia

4. Kết quả của xét nghiệm nồng độ cồn trong máu có ý nghĩa gì?

Kết quả nồng độ cồn trong máu có thể được đọc theo nhiều cách khác nhau, có thể đọc theo tỷ lệ phần trăm nồng độ cồn trong máu hoặc mg/ml. Ví dụ:

  • Tỉnh táo: 0,0% BAC
  • Say rượu mà không bị xử phạt: 0,08% BAC
  • Mất khả năng kiểm soát: 0.08 đến 0,40% BAC. Ở nồng độ cồn này, bạn có thể gặp khó khăn khi đi và nói. Các triệu chứng khác bao gồm lú lẫn, buồn nôn và buồn ngủ.
  • Có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng: Trên 0,40% BAC. Ở nồng độ cồn trong máu này, bạn có thể có nguy cơ bị hôn mê hoặc tử vong.

Thời gian thực hiện xét nghiệm này có thể ảnh hưởng đến mức độ chính xác của kết quả. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu chỉ chính xác trong vòng 6 giờ 12 giờ sau cốc bia rượu cuối cùng.

5. Uống bao nhiêu thì sẽ bị phạt?

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện...) khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể thì mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn như sau:

Mức phạt nồng độ cồn 2019
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan