Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị cắn hoặc đốt

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Ninh - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Sơ cứu nạn nhân bị cắn hoặc đốt là việc làm cần thiết, phải thực hiện nhanh chóng. Trong trường hợp khẩn cấp thì cần phải liên hệ với cơ sở y tế để được trợ giúp kịp thời.

1. Sơ cứu nạn nhân bị cắn

Khi nạn nhân bị động vật hay bị người cắn rách da, vết thương có thể chảy máu và dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với những người bị chó hay thú hoang cắn thì còn có nguy cơ bị bệnh dại vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu đã và đang phải tiếp xúc trực với những động vật nguy hiểm có nguy cơ gây thương tích và lây bệnh thì cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế ngay, để biết cách sơ cứu kịp thời nếu có chuyện không may xảy ra.

Các hành động để sơ cứu nạn nhân bị cắn bao gồm:

  • Đảm bảo hiện trường an toàn;
  • Lấy túi sơ cứu;
  • Mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Khi bị chó cắn thì phải bảo đảm rửa vết thương bằng nhiều nước và xà phòng
  • Đặt 1 cái khăn bọc phía trên vết thương, sau đó đặt 1 túi có đá lạnh và nước bọc phía trên tấm khăn nhằm giúp vết thương giảm sưng và phù;
  • Nếu có hiện tượng sưng và phù thì đặt túi nước đá trên khăn - phía trên vết cắn tối đa 20 phút;
  • Với tất cả những vết cắn có rách da thì cần liên hệ nhân viên y tế càng sớm càng tốt.

2. Sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn

Khi một người bị rắn cắn thì cần nhận định được loại rắn (dựa vào màu sắc và đặc điểm của vết cắn) xem có độc hay không. Trường hợp không chắc chắn thì cứ xem như đó là rắn độc.

Các dấu hiệu rắn cắn có độc là:

  • Đau vùng cắn tiếp tục nặng dần;
  • Sưng ở vùng bị cắn;
  • Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, yếu đuối.

Nạn nhân bị cắn phải hết sức cẩn thận khu vực xung quanh, vì rắn có thể quay trở lại hay vẫn ở gần đó. Nếu rắn đã bị giết hay đang bị thương thì cũng không được cầm, bởi dù cho đang bị thương rất nặng hay ngay cả khi gần chết thì loài rắn vẫn có thể tấn công bạn.

Các hành động giúp sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn:

  • Bảo đảm hiện trường an toàn cho bạn và nạn nhân bị cắn;
  • Lấy túi sơ cứu;
  • Mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Yêu cầu một người lớn khác di chuyển những người còn lại ra khỏi vùng có rắn và gọi cấp cứu;
  • Yêu cầu người bị nạn ngồi/ nằm yên và bình tĩnh, tránh vận động bộ phận cơ thể đã bị rắn cắn;
  • Loại bỏ quần áo chật và nữ trang;
  • Rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng;
  • Giữ nạn nhân bất động và bình tĩnh đến khi có người hỗ trợ được huấn luyện chuyên sâu hơn và bàn giao.
Vết rắn cắn
Khi bị rắn cắn thì cần nhận định được loại rắn xem có độc hay không

3. Sơ cứu nạn nhân bị côn trùng đốt

Thường thì 1 người khi bị côn trùng đốt sẽ chỉ đau nhẹ, ngứa và sưng nhẹ. Tuy nhiên, có một số loại côn trùng khi cắn – đốt có thể gây ra tình trạng bệnh lý nặng và thậm chí có thể gây tử vong nếu:

Hiện nay, ong là loại côn trùng duy nhất để lại kim sau khi đốt. Do vậy, nếu bạn hay ai đó bị ong đốt thì nên tìm kim và lấy nó ra.

Các hành động giúp sơ cứu nạn nhân bị côn trùng đốt/ cắn gồm:

  • Đảm bảo hiện trường an toàn cho bạn và cho nạn nhân bị côn trùng đốt/ cắn;
  • Lấy túi sơ cứu và mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Nếu nạn nhân bị ong đốt thì hãy dùng vật nào đó cứng và cùn (không sắc bén) để loại bỏ kim và túi nọc độc của ong, không được nặn bóp;
  • Rửa vùng bị côn trùng đốt/ cắn dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng;
  • Đắp 1 cái khăn lên vết thương, sau đó dùng 1 túi có đá lạnh và nước đặt lên tấm khăn sao cho nó bọc lấy vùng bị đốt- cắn trong vòng tối đa 20 phút;
  • Quan sát nạn nhân ít nhất 30 phút để xem có dấu hiệu dị ứng nặng không. Chuẩn bị sẵn sàng sử dụng bút epinephrine của nạn nhân nếu có chỉ định.
  • Gọi cấp cứu (115).

4. Sơ cứu khi bị nhện độc cắn hay bò cạp chích

Nếu bị côn trùng không độc cắn thì có thể gây đỏ và sưng nhẹ. Tuy nhiên, khi bị nhện độc cắn hay bò cạp chích thì hậu quả có thể nặng nề hơn.Các dấu hiệu khi bị nhện độc cắn hay bò cạp chích bao gồm:

Cách sơ cứu bao gồm:

  • Đảm bảo hiện trường an toàn cho bạn và cho nạn nhân bị cắn;
  • Lấy túi sơ cứu;
  • Gọi cấp cứu ;
  • Rửa chỗ cắn hay đốt bằng nhiều nước chảy liên tục với xà phòng;
  • Đặt một khăn lên vị trí bị cắn – chích, sau đó đặt một túi đá lạnh chứa nước.
Sơ cứu nạn nhân bị cắn
Nạn nhân bị cắn cần rửa chỗ cắn dưới vòi nước chảy liên tục với xà phòng

5. Sơ cứu khi bị ve cắn

Ve được tìm thấy trong rừng và tự bám vào những phần da hở của cơ thể người. Nhiều loại ve (ticks) là vô hại, nhưng một số loại có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu bạn thấy con ve thì hãy loại bỏ nó ra càng sớm càng tốt, loại động vật này càng bám lâu trên cơ thể người thì nguy cơ gây bệnh càng cao.

Hành động để sơ cứu người lớn hoặc trẻ bị ve cắn trước tiên là tìm cách loại nó ra khỏi cơ thể, sau đó thì:

  • Lấy túi sơ cứu và mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Dùng nhíp để gắp ve ra (gắp vào miệng hay đầu của nó) khỏi cơ thể nạn nhân. Cố gắng tránh véo ve;
  • Nâng ve thẳng ra, đến khi da nạn nhân căng người thì hãy giữ vài giây, ve sẽ tự nhả ra;
  • Đặt ve vào trong túi nhựa, mang ve cùng với người nạn vào cơ sở y tế khi nạn nhân cần chăm sóc y tế;
  • Rửa vùng bị cắn bằng nước chảy liên tục và xà phòng;
  • Nếu bạn đang ở khu vực mà được biết là có ve gây bệnh thì cần đề nghị nạn nhân đi khám bệnh càng sớm càng tốt

6. Sơ cứu khi bị cá - động vật biển cắn hay đốt

Khi sơ cứu cho nạn nhân ở một nơi hoang dã thì điều quan trọng là bạn biết loại ve, côn trùng hay con thú nào đã cắn, chích. Trường hợp nạn nhân bị cắn và chích do sứa (jellyfish), cá đuối (stingray) hay cá đá (stonefish – cá mặt quỷ) thì có thể gây đau, sưng, đỏ, chảy máu. Ngoài ra, một số loài cá hay động vật biển khi cắn hay chích có thể gây tình trạng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu người đó có tình trạng dị ứng nặng hay do nọc độc.

Các hành động khi sơ cứu bao gồm:

  • Đảm bảo hiện trường an toàn cho bạn và cho nạn nhân;
  • Lấy túi sơ cứu và mang dụng cụ bảo hộ cá nhân;
  • Giữ nạn nhân bình tĩnh và cố định;
  • Lau sạch vết -kim chích hoặc xúc tu (tua - vòi) bằng tay hoặc khăn;
  • Nếu bị sứa chích thì rửa vùng tổn thương ít nhất 30 giây bằng giấm. Nếu không có sẵn giấm thì có thể thay thế bằng bột soda hòa với nước. Chú ý không rửa bằng nước thường, nước tinh khiết vì sẽ không có tác dụng;
  • Đặt phần cơ thể bị đốt của nạn nhân vào trong nước nóng. Bạn cũng có thể cho nạn nhân tắm bằng cách xịt vòi nước nóng ở mức nạn nhân có thể chịu đựng được trong ít nhất 20 phút hay kéo dài hơn nếu cơn đau vẫn còn (nước nóng sẽ làm bất hoạt độc chất giúp nạn nhân giảm đau).
  • Gọi cấp cứu nếu:
    • Nếu nạn nhân đã bị cắn hay chích bởi động vật biển và có dấu hiệu dị ứng nặng;
    • Vùng đó đã được biết có động vật biển gây độc.
  • Với tất cả các vết cắn hay chích làm rách da đều cần đi khám nhân viên y tế.

Tóm lại, ngay khi thấy nạn nhân bị cắn hoặc đốt bởi các động vật, côn trùng nguy hiểm thì cần thực hiện các động tác sơ cứu ban đầu rồi nhanh chóng liên hệ với địa chỉ y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo: First aid - American Heart Association

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

679 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan