Hôn mê ở bệnh nhân đái tháo đường: Nguyên nhân và dấu hiệu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Nguyên nhân gây hôn mê ở bệnh nhân đái tháo đường là do lượng đường trong máu có thể quá cao hoặc quá thấp dưới tác động của hàng loạt các phản ứng phức tạp của cơ thể. Tình trạng này có thể được phát hiện sớm nếu người bệnh nhân tự nhận biết và theo dõi các dấu hiệu bất thường.

1. Nguyên nhân của hôn mê đái tháo đường

Tình trạng đường huyết quá cao hoặc quá thấp trong thời gian quá dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nhau, tất cả các biến chứng đó đều có thể dẫn đến hôn mê do đái tháo đường.

  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: Các tế bào cơ bị đói năng lượng có thể khiến cơ thể sử dụng đến chất béo dự trữ. Quá trình này bị chuyển hóa dang dở và tạo thành các axit độc hại được gọi là ceton. Nếu xét nghiệm có ceton trong máu, ceton trong nước tiểu và lượng đường trong máu cao được gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton . Tình trạng nhiễm toan ceton gặp chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 nhưng đôi khi cũng xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
  • Hội chứng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo đường: Tình trạng này gây ra bởi lượng đường trong máu vượt quá 600 miligam mỗi decilit (mg/dL) hoặc 33,3 milimol mỗi lít (mmol/L). Lượng đường trong máu quá cao khiến máu trở nên đặc quánh . Lượng đường dư thừa đi từ máu vào nước tiểu, kích hoạt quá trình lọc để hút một lượng lớn chất lỏng ra khỏi cơ thể. Cơ thể mất nước trầm trọng và áp lực thẩm thấu tăng cao > 320 mosmol/l. Nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến mất nước, đe dọa tính mạng và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể dẫn đến hôn mê
  • Hạ đường huyết: Não cần nguồn năng lượng từ glucose để hoạt động, do đó khi lượng đường trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường có thể khiến bạn bất tỉnh. Nguyên nhân gây hạ đường huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: do quá nhiều insulin trong cơ thể, ăn quá ít, tập thể dục quá mạnh, uống quá nhiều rượu,...

2. Triệu chứng lâm sàng của hôn mê ở bệnh nhân đái tháo đường

Trước khi bị hôn mê do đái tháo đường bạn thường sẽ gặp các dấu hiệu và triệu chứng của tăng hoặc hạ đường huyết.

2.1. Dấu hiệu tăng đường huyết (đường huyết cao) trong máu.

Nếu lượng đường trong máu quá cao bạn có thể gặp phải:

  • Khát nước nhiều.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Mệt mỏi hoặc vật vã kích thích.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Hụt hơi.
  • Đau bụng.
  • Hơi thở có mùi trái cây.
  • Miệng khô do khát nước.
  • Nhịp tim nhanh, thở nông sâu.

2.2. Dấu hiệu hạ đường huyết ( khi đường trong máu thấp)

hạ đường huyết
Người bị bệnh đái tháo đường kéo dài có thể không xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết

Các dấu hiệu và triệu chứng của đường huyết thấp bao gồm:

  • Run rẩy hoặc lo lắng
  • Mệt mỏi
  • Yếu
  • Đổ mồ hôi
  • Đói
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Khó nói
  • Lú lẫn

Những người mắc bệnh đái tháo đường kéo dài có thể không xuất hiện dấu hiệu hạ đường huyết.

Khi bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng tăng/hạ đường huyết bạn hãy kiểm tra lượng đường trong máu và thực hiện theo kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường dựa trên lượng đường huyết. Nếu bạn vẫn không ổn cần phải đến bệnh viện ngay.

2.3. Xử trí khi có dấu hiệu hôn mê do đái tháo đường

Gọi cấp cứu
Khi bệnh nhân có dấu hiệu hôn mê do đái tháo đường hãy gọi xe cấp cứu ngay

Hôn mê do đái tháo đường là một cấp cứu y tế. Nếu xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tăng/ hạ đường huyết và nghĩ rằng bản thân có thể bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu.

Nếu bạn đang ở cùng một người bị bệnh đái tháo đường mà đã bị hôn mê hãy gọi cấp cứu và nhớ thông báo cho nhân viên cấp cứu biết rằng người bất tỉnh mắc bệnh đái tháo đường.

Hôn mê do đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là đối với não. Tuy nhiên tình trạng này có thể được phát hiện sớm nếu người bệnh nhân biết và theo dõi các dấu hiệu bất thường thì có thể xử trí và hồi phục hoàn toàn. Vì thế khi thấy có triệu chứng bất thường như trên ở bệnh nhân đái tháo đường bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị nếu còn tỉnh. Còn hôn mê thì người nhà cần phải gọi cấp cứu hỗ trợ ngay.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan