Hội chứng Sundowner là gì?

Hội chứng Sundowner còn được biết đến là hội chứng hoàng hôn thường gắn liền với bệnh Alzheimer, ảnh hưởng tới trí nhớ, cá tính và khả năng suy luận của người bệnh. Việc hiểu rõ về bệnh giúp quá trình điều trị trở nên đơn giản hơn.

Khi bạn có người thân quen mắc bệnh Alzheimer, bạn có thể thấy những thay đổi trong hành động rõ rệt vào buổi chiều muộn hoặc chập tối, đây được gọi là hội chứng Sundowner. Ánh sáng tắt dần dường như là nút kích hoạt những triệu chứng này. Các triệu chứng có thể nặng hơn khi vào đêm và thường cải thiện khi trời sáng. Mặc dù không thể ngăn chặn những triệu chứng này hoàn toàn, tuy nhiên các bước thực hiện sau đây có thể hỗ trợ người thân hoặc người quen của bạn, giúp họ có được những giấc ngủ ngon hơn vào buổi tối.

1. Triệu chứng của hội chứng Sundowner

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Kích động (khó chịu hoặc lo lắng)
  • Bồn chồn
  • Dễ cáu bẳn
  • Bối rối
  • Mất phương hướng
  • Đòi hỏi
  • Ngờ vực

Ngoài ra có một số triệu chứng khác như:

  • La hét
  • Đi nhanh
  • Nghe hoặc nhìn thấy thứ vốn không hiện hữu
  • Thay đổi tâm trạng liên tục

Cứ 5 người mắc Alzheimer thì có 1 người gặp hội chứng Sundowner, hội chứng này có thể xảy ra với những người lớn tuổi không bị sa sút trí tuệ.

Người cao tuổi người già 1
Hội chứng Sundowner gây ra nhiều triệu chứng khác nhau cho người mắc

2. Nguyên nhân gây hội chứng Sundowner

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao lại có hội chứng sundowner. Một số nhà khoa học cho rằng những thay đổi trong não bộ của những người bị sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của họ. Vùng não bộ tín hiệu cho cơ thể khi nào tỉnh táo hoặc ngủ bị phá huỷ do bệnh Alzheimer, đó có thể là nguyên nhân của hội chứng này.

Ngoài ra, cũng có thể có nhiều khả năng hơn nếu người thân của bạn:

  • Quá mệt mỏi
  • Đói hoặc khát
  • Suy sụp
  • Trong tình trạng đau đớn
  • Chán
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ

Điều kiện môi trường xung quanh cũng có thể là chất xúc tác của hội chứng, chẳng hạn như:

  • Ít ánh sáng và nhiều bóng hơn trong nhà. Điều này có thể gây ra sự bối rối và sợ hãi.
  • Rắc rối khi phân biệt giấc mơ và hiện thực. Điều này có thể làm người bệnh mất phương hướng.

3. Cách giúp đỡ người mắc hội chứng sundowner

Trước tiên hãy để ý mối liên hệ giữa các sự việc, lưu ý những điều dường như kích hoạt các triệu chứng và sau đó cố gắng hết sức để tránh hoặc hạn chế những tác nhân đó.

3.1 Giữ một thói quen hàng ngày

Đặt thời gian thức dậy, bữa ăn và đi ngủ đều đặn. Cố gắng sắp xếp các cuộc hẹn, đi chơi, thăm và đi tắm của họ vào đầu ngày, thời điểm người bệnh cảm thấy tốt.

3.2 Hạn chế hoặc tránh những thứ ảnh hưởng đến giấc ngủ

  • Không để người thân của bạn hút thuốc hoặc uống rượu.
  • Hãy chắc chắn rằng họ chỉ ăn đồ ngọt và caffein vào buổi sáng.
  • Ăn nhiều vào bữa trưa và ăn nhẹ bữa tối.
  • Tránh để người thân của bạn ngủ trưa hoặc tập thể dục dưới 4 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ. Nếu họ thực sự cần ngủ trưa, hãy cố gắng chỉ để họ ngủ giấc ngắn vào thời gian sớm.
người cao tuổi người già ăn
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp đỡ người mắc hội chứng sundowner

3.3 Giữ mọi thứ tĩnh lặng vào buổi tối

Hãy đóng rèm và bật đèn, bởi bóng tối có thể khiến người bệnh khó chịu hơn.

  • Cố định nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu.
  • Yêu cầu các thành viên khác trong gia đình hoặc khách đến thăm không làm ồn quá nhiều.
  • Bật nhạc thư giãn, đọc sách, chơi bài hoặc đi dạo để thư giãn.

Khi bạn cảm thấy người bệnh đang có các triệu chứng của hội chứng Sundowner, đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện như sau:

  • Giữ bình tĩnh.
  • Hỏi người thân của bạn xem họ có cần giúp đỡ không.
  • Nhắc họ về thời gian.
  • Không nên tranh cãi với họ.
  • Trấn an họ, cho họ biết rằng mọi thứ đều ổn.
  • Nếu họ cần đứng dậy, di chuyển xung quanh hoặc đi rất nhanh, đừng cố kìm họ lại, chỉ cần theo sát để đảm bảo an toàn
  • Giữ an toàn bằng đèn ngủ và khóa kỹ cửa ra vào hoặc cửa sổ. Đóng cổng chặn cầu thang và cất đi bất cứ thứ gì có thể gây nguy hiểm, chẳng hạn như dụng cụ nhà bếp.

Một điều cần lưu ý khác là để đảm bảo chăm sóc tốt cho người bệnh, người thân, bạn cần chăm sóc bản thân mình thật tốt. Do rất khó có thời gian nghỉ ngơi ngủ đủ giấc, bạn có thể:

  • Nhờ bạn bè hoặc người thân hỗ trợ cho bạn vào ban đêm.
  • Cố gắng ngủ trưa vào ban ngày.
  • Tranh thủ nghỉ giải lao bất cứ khi nào bạn có thể trong ngày.

Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có dấu hiệu của hội chứng Sundowner cần đưa ngay tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Mặc dù bệnh có thể không được chữa khỏi hoàn toàn nhưng phần nào sẽ mang đến kết quả tốt, hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống về sau.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có tiếp nhận và điều trị những trường hợp bệnh nhân mắc Alzheimer hoặc có hội chứng Sundowner. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp can thiệp bằng thuốc và cả không dùng thuốc nhằm giảm bớt gánh nặng bệnh tật. Ngoài ra, bệnh nhân và người chăm sóc còn được hướng dẫn thực hiện các chiến lược để cải thiện môi trường sống, thiết lập nề nếp sinh hoạt và quản lý những thay đổi về kỹ năng để giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống hàng ngày.

Với chất lượng y tế quốc tế cùng đội ngũ bác sĩ chuyên gia, giàu chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ trực tiếp thăm khám và mang đến kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan